Tăng giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới để chống buôn lậu
Theo Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh), từ đầu năm 2025 đến nay, tình trạng xuất nhập lậu thực phẩm đông lạnh vẫn diễn ra nhỏ lẻ tại một số đường mòn khu vực biên giới thuộc địa bàn các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định; nhập lậu giống gia cầm qua đường mòn biên giới huyện Tràng Định, nhập lậu mặt hàng thực phẩm, mặt hàng công nghệ điện tử diễn ra nhỏ lẻ ở khu vực biên giới huyện Lộc Bình... Vì vậy, cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường lực lượng kiểm tra giám sát tại cửa khẩu, đường mòn lối mở khu vực biên giới để ngăn chặn, không để hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ xâm nhập vào thị trường...
Thực tế cho thấy, tại các cửa khẩu trên địa bàn, tình hình gian lận thương mại qua mặt hàng nhập khẩu vẫn tiềm ẩn. Các đối tượng lợi dụng sơ hở chính sách về thuế, về các thủ tục liên quan để khai báo sai về tên hàng hóa, số lượng, thuế suất, mã số hàng hóa, xuất xứ, năm sản xuất của máy móc thiết bị. Gian lận thương mại ở khu vực nội địa liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hoá, an toàn thực phẩm, đo lường, lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để gian lận về nguồn gốc xuất xứ vẫn lén lút diễn ra...Nhằm kiểm soát tốt tình hình, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, huyện, thành phố đã xây dựng các kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể, phù hợp với địa bàn để ngăn chặn, kiểm tra, xử lý vi phạm. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động chống buôn lậu tại các địa bàn trọng điểm, khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối tắt tiềm ẩn phát sinh hoạt động vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; phối hợp, trao đổi thông tin trong đấu tranh chống buôn lậu. Đồng thời làm tốt thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý hơn 1.950 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm (bằng 74,66% so với cùng kỳ); xử phạt vi phạm hành chính trên 1.780 vụ (bằng 78,12% so với cùng kỳ). Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 66,7 tỷ đồng (bằng 364,08% so với cùng kỳ); đã khởi tố 111 vụ, 229 đối tượng. Ông Đặng Văn Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị thường tỉnh Lạng Sơn đánh giá, dù đã triển khai các nhiệm vụ cụ thể, quyết liệt, song công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn vẫn chưa được kiểm soát triệt để, còn phát sinh một số hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách thông thoáng trong quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát. Nguyên nhân là do việc kiểm tra, kiểm soát, phối hợp quản lý địa bàn, quản lý đối tượng hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của một số đơn vị cơ sở thuộc các ngành chức năng còn hạn chế. "Một số cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ này còn ngại va chạm, chưa quyết liệt trong việc đấu tranh, trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là những phương thức, thủ đoạn, địa bàn hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thường xuyên thay đổi tinh vi để che giấu, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng", ông Đặng Văn Ngọc nhấn mạnh.Để thực hiện tốt nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu chỉ đạo các đơn vị chức năng cần tập trung vào kiểm soát hàng hóa tại các cửa khẩu bởi đây là khu vực dễ xảy ra vi phạm; chú trọng kiểm tra các điểm tập kết hàng hóa thương mại điện tử, chất lượng xăng dầu, cũng như kiểm nghiệm chất lượng các sản phẩm hàng hóa thực phẩm trên các địa bàn; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp kinh doanh, nhà sản xuất, đơn vị cung cấp hàng hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu, các lực lượng tăng cường kiểm tra giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở trên khu vực biên giới, nắm chắc các thông tin nội biên ngoại biên để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; chú trọng tổ chức kiểm tra đột xuất bất ngờ và xử lý nghiêm vi phạm. Các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan có nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả phối hợp chặt chẽ hơn nữa bởi việc chống buôn lậu phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó cần thực hiện tinh thần “chống tham nhũng tiêu cực” ngay trong các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp chống buôn lậu, hàng giả.Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/cao-diem-chong-buon-lau-tang-giam-sat-cua-khau-duong-mon-loi-mo-khu-vuc-bien-gioi-20250523154726381.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Không có vùng cấm, ngoại lệ trong xử lý hàng giả lĩnh vực y tế
15:43'
Bộ Y tế đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn tiếp theo với Bộ Công an nhằm chấn chỉnh công tác phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, không để xảy ra buôn bán hàng giả, hàng lậu
13:56'
Ngày 23/5, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35'
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11'
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54'
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25'
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
-
Hàng hoá
Nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:26'
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/5, thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sắc đỏ bao phủ 8 trên 9 mặt hàng trong nhóm.
-
Hàng hoá
OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu chịu sức ép
07:22'
Trong phiên giao dịch 22/5, giá dầu thế giới đi xuống khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin về việc các nhà sản xuất dầu mỏ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng vào tháng Bảy.
-
Hàng hoá
Phát hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhái nhãn hiệu
21:54' - 22/05/2025
Ngày 22/5, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ trên 9.000 sản phẩm là kẹo dẻo, nước xịt miệng hương vị trái cây không có hóa đơn, chứng từ, không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.
-
Hàng hoá
Hà Nội thu giữ hàng nghìn ắc quy không rõ nguồn gốc
19:16' - 22/05/2025
Ước tính tổng trị giá lô hàng vi phạm bị phát hiện và tạm giữ lên tới gần 1,8 tỷ đồng.
-
Hàng hoá
Các nhà cung cấp trái cây tươi quốc tế thay đổi chiến lược kinh doanh ở Trung Quốc
18:11' - 22/05/2025
Để đảm bảo chất lượng và sự sẵn có liên tục, Zespri đã xây dựng một hệ sinh thái phân phối và thương mại điện tử mạnh mẽ.