Tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn lãi suất 2% cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% Ảnh minh họa: BNEWS phát
Sau gần 3 tháng kể từ khi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh triển khai, nhiều doanh nghiệp phản ánh, dù "khát" vốn nhưng họ rất khó khăn tiếp cận nguồn vốn lãi suất 2%.
Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, quá trình phục hồi nền kinh tế trong nước mới chỉ bắt đầu trong khi mọi nhu cầu về tiêu thụ hàng hóa trên toàn cầu lại đang yếu đi, rủi ro lạm phát gia tăng. Đặc biệt, khó khăn về nguồn vốn, rủi ro trong khu vực tài chính càng hiện hữu cao và là thách thức với doanh nghiệp.
Tính đến thời điểm này, gói hỗ trợ lãi suất 2% dù đặt mục tiêu 800.000 tỷ đồng nhưng mới giải ngân chưa tới 1%. Số tiền lãi được cấp bù mới đạt hơn 1 tỷ đồng. Việc tiếp cận gói cấp bù lãi suất 2% vẫn còn nhiều khó khăn vì ngân hàng vừa thiếu hạn mức và siết chặt các thủ tục, việc kiểm soát vốn chặt vào các phân khúc rủi ro của thị trường bất động sản khiến doanh nghiệp trên thị trường và các ngành liên quan cũng gặp khó.
Trước vấn đề này, Tiến sĩ, Chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) xác nhận chỉ khoảng 1% doanh nghiệp vay được gói hỗ trợ lãi suất 2% và chỉ các doanh nghiệp vừa và lớn mới vay được gói hỗ trợ này. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải rời bỏ thị trường thời gian qua do thiếu vốn và không thể tiếp cận vốn.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu trung lại đa số là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều thiếu các điều kiện đảm bảo, phương án kinh doanh thiếu khả thi sau đại dịch... nên khó tiếp cận tín dụng cũng là dễ hiểu. Bởi lẽ, các tổ chức tín dụng cũng cần phải đảm bảo kinh doanh để không mất vốn Nhà nước và vốn của ngân hàng.
Đại diện tiếng nói doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh cho hay, tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp bất động sản hiện đang rất khó khăn. Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội lại có nội dung hạn chế Ngân hàng Chính sách xã hội cho chủ đầu tư vay vốn để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Trong khi đó, doanh nghiệp đi vay tại một số ngân hàng khác lại phải áp dụng lãi suất thấp nhất 9%/năm do bất động sản không nằm trong các lĩnh vực được ưu tiên vay với lãi suất thấp. Hay Chỉ thị 03/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cũng quy định không hạ chuẩn cho vay và không nới lỏng điều kiện vay. Do đó, hầu hết doanh nghiệp bất động sản đều không đáp ứng được điều kiện, đồng nghĩa với việc không tiếp cận được tín dụng ngân hàng.
Ông Châu cho biết, từ thực tế trên, với gói 40.000 tỷ đồng; trong đó có gói 15.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, đến nay không có sản phẩm để giải ngân. Tuy nhiên các chủ nhà trọ là những đối tương đang cần hỗ trợ. Hoặc với người mua nhà ở xã hội phải vay với lãi suất thương mại 9%/năm nhưng nếu không tiếp cận được nguồn vốn, sẽ trở thành gánh nặng.Vì thế, ông Châu đề nghị phần tiền còn lại để hỗ trợ cho những đối tượng đã vay với lãi suất thương mại. Để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng “lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ”, ông Châu bày tỏ mong muốn các ngân hàng thương mại cùng chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và ngược lại khuyến nghị các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cần chú trọng làm ăn kinh doanh có trách nhiệm, đảm bảo uy tín thương hiệu.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp, sáng 26/8, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước
Ngân hàng Nhà nước nhận định, chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách nhà nước là chương trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay triển khai thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, tâm lý của các ngân hàng thương mại và khách hàng khi tham gia chương trình đều rất thận trọng, chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực triển khai trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong triển khai chương trình nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu, minh bạch và hiệu quả.
Về phía các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đều cam kết giải ngân tối đa gói hỗ trợ lãi suất cho khách hàng; tiếp tục truyền thông giúp người dân, doanh nghiệp hiểu hơn về chính sách và nâng cao khả năng tiếp cận chương trình hỗ trợ theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP với mục tiêu tiếp sức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong quá trình phục hồi và phát triển./.
- Từ khóa :
- ngân hàng
- hỗ trợ
- doanh nghiệp
- tín dụng
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Gói hỗ trợ 2% lãi suất: Chiếc “phao vàng” không dễ tiếp cận
20:31' - 18/08/2022
Không riêng các doanh nghiệp du lịch, một số doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, vốn được hưởng ưu đãi từ gói hỗ trợ 2% lãi suất, cũng cho biết chưa thể tiếp cận với dòng vốn ưu đãi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.