Tăng tính minh bạch, ngăn lạm quyền trong hành nghề công chứng
Mô hình tổ chức của văn phòng công chứng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến thảo luận.
*Hai phương án mô hình tổ chức của văn phòng công chứng
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng, một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật về mô hình tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.Một số ý kiến đề nghị quy định, văn phòng công chứng tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi cả nước hoặc được áp dụng đối với văn phòng công chứng thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Còn đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Công chứng hiện hành và dự thảo Luật không quy định về mô hình tổ chức văn phòng công chứng là công ty trách nhiệm hữu hạn hay có thành viên góp vốn trong công ty hợp danh do công chứng là dịch vụ công cơ bản, nghề bổ trợ tư pháp nên có đặc thù riêng, không khuyến khích mục tiêu kinh doanh chỉ để thu lợi nhuận mà tập trung vào việc hành nghề công chứng của các thành viên hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên này đối với hoạt động công chứng do mình thực hiện. Do còn có ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu hai phương án.Phương án 1, bên cạnh các văn phòng công chứng được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như Luật hiện hành, tại các địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển, khó khăn trong việc thành lập văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Phương án 2, một số ý kiến đề nghị, kế thừa Luật Công chứng hiện hành, quy định văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh do có ưu điểm là bảo đảm tính ổn định trong tổ chức và hoạt động của các văn phòng công chứng, phù hợp với tính chất dịch vụ công chứng là dịch vụ công cơ bản nên cần bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội xem xét, cho phép tiếp thu, chỉnh lý nội dung này theo Phương án 1.Về việc lựa chọn phương án 1, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị làm rõ một số nội dung "như thế nào là mật độ dân số thấp", "cơ sở hạ tầng chưa phát triển", "khó khăn trong việc thành lập căn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp doanh theo quy định của Chính phủ; đồng thời đề nghị giao cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh quy định cụ thể về nội dung này tránh trường hợp các văn phòng công chứng hiện đang hoạt động theo mô hình công ty hợp doanh xin chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân sau khi Luật có hiệu lực thi hành, dẫn đến khó khăn trong quản lý.Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng thống nhất với phương án 1 và cho rằng phương án này mang tính linh hoạt hơn, cho phép được lập mô hình phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đặc biệt, đối với tại các khu vực có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, mô hình doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thành lập và hoạt động của các văn phòng công chứng.
Đại biểu đề nghị cân nhắc bổ sung yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập văn phòng công chứng để bảo đảm khả năng tài chính và chất lượng dịch vụ công chứng; đồng thời, cần quy định cụ thể về nghĩa vụ báo cáo tài chính hàng năm của văn phòng công chứng để tăng tính minh bạch, quy định rõ việc giám sát hoạt động của văn phòng công chứng từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn ngừa các trường hợp lạm quyền hoặc sai phạm trong quá trình hành nghề.* Đảm bảo tính ổn địnhTrong khi đó, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) lựa chọn phương án 2 nhằm đảm bảo tính ổn định của tổ chức hành nghề công chứng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức, phù hợp với tính chất của dịch vụ công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp.Đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, mô hình doanh nghiệp tư nhân do 1 công chứng viên làm chủ sẽ khó đáp ứng được, nhất là xảy ra trường hợp công chứng viên duy nhất mất hoặc vì lý do sức khỏe hoặc cá nhân, không thể hành nghề công chứng, không đảm bảo hoạt động công chứng liên tục, ổn định.
Ngoài ra, việc giải quyết hậu quả về các văn bản công chứng được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp tư nhân, khi chấm dứt hoạt động sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Do đó, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị chọn phương án 2 và chỉnh lý quy định tại một số điều của dự thảo Luật cho phù hợp.
Đề nghị quy định văn phòng công chứng chỉ được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, không cho phép được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, kể cả ở các địa bàn có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, tại khu vực này thường ít phát sinh giao dịch kinh tế. Nếu có, UBND cấp xã có thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực các hợp đồng, giao dịch, giấy tờ cho người dân theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng quan điểm, đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An) cho rằng, việc lựa chọn phương án 2 là kế thừa quy định của Luật Công chứng, đang phát huy hiệu quả, đảm bảo tính ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.- Từ khóa :
- kỳ họp thứ 8
- quốc hội khóa xv
- quốc hội
- luật chứng khoán
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đảm bảo sự thống nhất của quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch quốc gia
13:04' - 25/10/2024
Nhiều ý kiến đánh giá Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia nhưng chưa có quy định rõ ràng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)
08:01' - 25/10/2024
Chiều 25/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật này.
-
Giá vàng
Giá vàng “nhảy múa”, đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng
12:34' - 24/10/2024
Đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng để giúp cho việc quản lý thị trường minh bạch, hiệu quả, theo đúng xu hướng của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe
19:39' - 01/04/2025
Trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu, chiều 1/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc hoàn thành tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn trong năm 2025
17:39' - 01/04/2025
Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, với chiều dài 88 km (gồm 3 gói thầu XL1, XL2, XL3) đi qua địa phận các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội: Bàn giải pháp tháo gỡ “nút thắt” quỹ đất
16:53' - 01/04/2025
Báo cáo của Bộ Xây dựng về nhà ở xã hội chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, cả nước có 655 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 593.428 căn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận thanh tra về quy hoạch xây dựng của Thành phố Hồ Chí Minh
16:20' - 01/04/2025
Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận Thanh tra số 82/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2022.