Tăng trưởng kinh tế châu Âu chững lại trong quý I/2022
Theo số liệu chính thức của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat công bố ngày 29/4, tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiên chung châu Âu (Eurozone) đã chậm lại trong 3 tháng đầu năm 2022 trong khi lạm phát ở mức cao kỷ lục.
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone trong quý I/2022 đã giảm xuống mức 0,2% so với mức 0,3% trong quý IV/2021.
Trong khi đó, do giá năng lượng tăng cao, giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 4 đã tăng 7,5%, mức cao nhất từ trước đến nay.
Tăng trưởng của cả khu vực Liên minh châu Âu ở mức 0,4%, so với mức 0,5% trong quý IV/2021.
Đối với các nước thành viên, Cơ quan thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết do ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine, trong quý đầu tiên của năm 2022, nền kinh tế Đức chỉ đạt tăng trưởng ở mức rất thấp, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm qua.
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn số liệu của cơ quan trên cho biêt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý I/2022 chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó.
Một trong những nguyên nhân chính là xung đột tại Ukraine làm tiêu tan hy vọng phục hồi kinh tế mạnh trong năm nay, đồng thời làm trầm trọng thêm các khó khăn của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, khiến giá năng lượng tăng mạnh và gây tắc nghẽn nguồn cung các nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian quan trọng.
Mặt khác, chi phí năng lượng cao khiến kim ngạch nhập khẩu của Đức trong tháng 3 tăng 31,1%, mức tăng cao nhất trong gần 48 năm qua.
Trong khi đó, theo cơ quan thống kê INSEE của Pháp, tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý I/2022 đã giảm xuống mức 0 khi các gia đình thắt chặt chi tiêu do lạm phát tăng cao và căng thẳng tại Ukraine.
Số liệu này thấp hơn dự báo của ngân hàng trung ương Pháp trước đó nhận định kinh tế nước này trong quý I/2022 sẽ tăng 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời chấm dứt đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Pháp sau đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, lạm phát hằng năm ở Pháp đã tăng từ mức 4,5% trong tháng 3 lên 4,8% trong tháng 4.
Cùng chung xu hướng, cơ quan thống kê quốc gia Italy cho biết kinh tế nước này trong quý I/2022 giảm 0,2% so với quý trước đó, do dịch vụ và xuất khẩu đều giảm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, kinh tế Italy tăng 5,8%.
Trước đó, Ngân hàng trung ương Italy đã cảnh báo GDP của nước này sẽ giảm trong quý I do số ca mắc mới COVID-19 tăng nhanh vào đầu năm nay và giá năng lượng tăng vọt.
Ngày 8/4 vừa qua, ngân hàng này dự báo trong trường hợp xung đột tại Ukraine nhanh chóng kết thúc, kinh tế Italy sẽ tăng trưởng ở mức 3% trong năm nay và năm sau. Trong trường hợp xấu nhất, kinh tế Italy có thể giảm 0,5% trong năm 2022 và 2023.
Tại Tây Ban Nha, do ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến trên thị trường năng lượng, Bộ trưởng Kinh tế Nadia Calvino đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay từ mức 7% xuống còn 4,3%./.
- Từ khóa :
- kinh tế châu âu
- châu âu
- eurozone
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nghị viện châu Âu nhất trí gia hạn Chứng chỉ kỹ thuật số COVID-19 thêm 1 năm
17:46' - 29/04/2022
Chứng chỉ số COVID-19 (có thời hạn 12 tháng) giúp khách du lịch chứng minh đã được tiêm phòng đầy đủ, hoặc mới đây đã được xét nghiệm âm tính với COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng khí đốt của Nga đến châu Âu qua các đường ống chính ổn định
17:17' - 29/04/2022
Theo hãng tin Reuters, hoạt động cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu qua 3 đường ống chính cho đến sáng 29/4 nhìn chung ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Bulgaria và Phần Lan hối thúc châu Âu tìm ra phương án thay thế cho khí đốt Nga
07:33' - 29/04/2022
Trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine, Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov lên tiếng hối thúc châu Âu cần "mạnh mẽ hơn" và tìm ra phương án thay thế cho khí đốt Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta vận hành 100 cổng nhập cảnh tự động
18:12'
Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Tangerang, Banten của Indonesia đang vận hành gần 100 cổng nhập cảnh tự động nhằm đơn giản hóa việc nhập cảnh, giúp tiết kiệm thời gian và tránh ùn tắc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn – Trung muốn mở rộng hợp tác kinh tế trong chuỗi cung ứng
18:11'
Hàn Quốc và Trung Quốc đã thảo luận việc mở rộng hợp tác kinh tế trong chuỗi cung ứng và các lĩnh vực khác trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
150 quốc gia tham dự Hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới Hanover 2025
17:05'
Dự kiến sẽ có 150 quốc gia tham gia hội chợ công nghiệp lớn nhất thế giới Hanover 2025 với trọng tâm chính là công nghệ AI, robot, kỹ thuật cơ khí, công nghệ truyền động và sản xuất năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ASEAN cam kết hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi động đất ngày 28/3
16:22'
Ngày 29/3, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ra tuyên bố chung về tác động của trận động đất xảy ra tại Myanmar hôm 28/3 và cam kết hỗ trợ các quốc gia, cộng đồng bị ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D.Trump để ngỏ khả năng thỏa thuận về thuế đối ứng
13:20'
Trong một phát biểu ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sẵn sàng thỏa thuận với các nước về thuế đối ứng nếu như Washington “có được gì đó” sau các cuộc đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 đạt được đồng thuận trên 5 phương diện
07:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, sau 4 ngày làm việc, chiều ngày 28/3, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 (BFA) đã bế mạc tại thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bỏ yêu cầu các công ty đại chúng công khai lượng khí thải
19:44' - 28/03/2025
Chính phủ Mỹ đã quyết định hủy bỏ kế hoạch yêu cầu các công ty đại chúng công khai thông tin về khí thải nhà kính và các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc cam kết mở rộng cửa với nhà đầu tư nước ngoài
16:10' - 28/03/2025
Ngày 28/3, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ các CEO toàn cầu. Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết sẽ ngày càng mở rộng cửa để đón các doanh nghiệp nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Các hãng hàng không Châu Âu buộc phải "xanh hóa" nhiên liệu
15:42' - 28/03/2025
Theo các kế hoạch đầy tham vọng của EU nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các hãng hàng không châu Âu sẽ buộc phải tăng dần tỷ lệ sử dụng SAF cho máy bay.