Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh do ảnh hưởng dịch COVID-19
Tại cuộc họp báo chiều ngày 5/6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do tác động của dịch COVID-19 khiến cầu tín dụng tăng thấp. Tính đến ngày 29/5, tín dụng mới tăng 1,96% so với cuối năm 2019.
Như vậy, so với cùng kỳ năm 2019, tăng trưởng tín dụng năm nay thấp hơn nhiều (5 tháng đầu năm 2019, tín dụng tăng 5,74%) và còn cách rất xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 là 14%. Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên như: tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 4,94%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,92%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 2,27%... Các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ cũng được các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt, nhu cầu vốn cho các dự án trọng điểm được đáp ứng kịp thời. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước.Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ, chia sẻ khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, nhất là ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh như: hồ tiêu chết tại khu vực Tây Nguyên, dịch tả lợn châu Phi, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long... nhằm giúp khách hàng tiếp tục ổn định duy trì sản xuất, kinh doanh.
Đề cập đến việc có điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hay không, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, chỉ tiêu tín dụng trong năm nay là 14% được xây dựng trên cơ sở đánh giá các điều kiện kinh tế cuối năm 2019 khi chưa có dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chỉ là chỉ tiêu trung gian và là chỉ tiêu định hướng. Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy tăng trưởng tín dụng rất thấp do tác động của dịch bệnh, các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết những khoản nợ đến hạn chưa trả được, xin giãn, hoãn, chưa có nhu cầu vay mới. Do vậy, một số ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí âm và có đề xuất điều chỉnh. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện đã giao các Vụ liên quan xem xét, phân tích và nếu cần thiết sẽ điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng trọng tâm nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Theo bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), đến ngày 25/5, ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224.000 khách hàng với dư nợ gần 152.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng.Ngoài ra, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767.607 tỷ đồng với 196.369 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5% - 2,5% so với trước khi xảy ra dịch bệnh.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho 150.714 khách hàng với dư nợ 3.813,6 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 75.209 khách hàng với dư nợ 1.567,6 tỷ đồng, cho vay mới đối với 680.031 khách hàng với dư nợ 25.756,5 tỷ đồng. Về vấn đề giảm lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,0 - 1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước; giảm 0,6% - 0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 5,0%/năm) để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành dựa trên bối cảnh kinh tế chung, đặc biệt là lạm phát. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đồng thời, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản tổ chức tín dụng hợp lý để ổn định thị trường; kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng. Bám sát diễn biến dịch bệnh để điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng đối với tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, đảm bảo hài hòa mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương rà soát để ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 01 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.Ngành cũng tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn./.
>>>Vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Bài 4: Hạn chế người dân tìm đến tín dụng đen
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Bài 2: Tiếp cận gói tín dụng 300.000 tỷ đồng vẫn khó
08:06' - 04/06/2020
Việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bước đầu đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.
-
Ngân hàng
Khó xác định tiêu chí khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để hỗ trợ tín dụng
15:34' - 27/05/2020
Ngày 27/ 5, tại Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị "Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp" nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ABBANK khởi động dự án Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội
09:33'
Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng
16:13' - 29/11/2024
Trong phiên giao dịch chiều 29/11, đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng khi số liệu về lạm phát củng cố đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất.
-
Ngân hàng
Đồng USD hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Tám
16:13' - 29/11/2024
Đồng USD đang hướng đến tuần giảm giá mạnh nhất trong ba tháng qua, khi các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại triển vọng thương mại dưới thời của ông Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank đẩy mạnh các gói ưu đãi kích cầu tín dụng cuối năm
15:49' - 29/11/2024
Agribank cam kết tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 29/11: Giá USD tiếp tục giảm mạnh
08:50' - 29/11/2024
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank ở mức 25.160 - 25.463 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở chiều mua vào và giảm 21 đồng ở chiều bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Đồng euro và yen kìm hãm đà phục hồi của đồng USD
14:40' - 28/11/2024
Phiên 28/11, đà phục hồi của đồng USD trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn đã bị chặn sau khi đồng euro giữ vững mức tăng mạnh nhất bốn tháng còn đồng yen cũng hướng đến tuần tăng mạnh nhất ba tháng.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc hạ lãi suất lần thứ hai liên tiếp
13:34' - 28/11/2024
Tại cuộc họp ở thủ đô Seoul, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của BoK đã quyết định giảm lãi suất cơ bản ở mức 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3%.
-
Ngân hàng
Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12,3%
11:01' - 28/11/2024
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng ở Quảng Ninh đã mở rộng tín dụng hợp lý và nâng cao chất lượng tín dụng.
-
Ngân hàng
Agribank nhận giải thưởng “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024” từ JPMorgan
09:52' - 28/11/2024
Giải thưởng là minh chứng cho năng lực và sự phát triển không ngừng của Agribank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu của ngân hàng trên thị trường tài chính toàn cầu.