Tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý đối với chương trình mục tiêu quốc gia
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, nghiên cứu và xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn. Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm tạo khung khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý đối với chương trình mục tiêu quốc gia. Theo dự thảo, Nghị định quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hàng năm; huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của cộng đồng người dân; cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức quản lý và giám sát đầu tư, đánh gia chương trình mục tiêu quốc gia. Dự thảo Nghị định đưa ra các nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước; trách nhiệm của bộ, cơ quan Trung ương, các cấp chính quyền ở địa phương và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó, dự thảo đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo các hoạt động hỗ trợ trong chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, không gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy bình đẳng giới. Bên cạnh đó, dự thảo phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, dự thảo nghị định đảm bảo quản lý và sử dụng nguồn lực tập trung, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí; áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý, tổ chức thực hiện một số nội dung, hoạt động có sự tham gia thực hiện của cộng đồng người dân hưởng lợi từ kế quả đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Dự thảo Nghị định hiện đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo Nghị định gồm 7 Chương, 43 Điều. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, các chương trình mục tiêu quốc gia được quản lý, điều hành qua các quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Việc quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt được một số kết quả tích cực như: kiện toàn thống nhất bộ máy quản lý, điều hành; chuyển từ lập kế hoạch thực hiện chương trình theo hàng năm sang lập kế hoạch theo trung hạn giai đoạn 5 năm; tăng cường cơ chế phân cấp trong huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện đảm bảo sự chủ động của các địa phương trong huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện… Bên cạnh đó, cơ chế đặc thù trong quản lý xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp, từng bước trao quyền và nâng cao năng lực cho cấp xã trong thực hiện các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, gắn liền với lợi ích của người dân, cộng đồng. Song, tổng kết thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quá trình quản lý, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy một số quy định còn bất cập, không còn phù hợp thực tiễn. Đơn cử, phương thức cân đối, bố trí vốn chưa được thực hiện thống nhất theo chủ trương của Trung ương, đa số địa phương chưa chủ động cân đối ngân sách cấp tỉnh đối ứng đủ theo tỷ lệ quy định. Nhiều địa phương thực hiện ấn định phân bổ chỉ tiêu xuống ngân sách huyện, xã và chỉ tiêu huy động từ người dân để xác định nguồn vốn đối ứng. Việc lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thực chất mới chỉ thực hiện được giữa các chương trình, dự án để huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác lồng ghép nguồn lực có sự trùng lặp rất lớn giữa 2 chương trình mục tiêu quốc gia, dẫn đến phản ánh không chính xác hiệu quả của giải pháp này. Việc quy định ban hành thiết kế mẫu cho những công trình nhỏ để áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý dự án đầu tư khó thực hiện tại các khu vực miền núi, có điều kiện địa hình phức tạp, không đồng nhất giữa các địa bàn thực hiện công trình…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
11:26' - 30/08/2021
Các đợt tặng khẩu trang này trong Chương trình “Chung tay vì Việt Nam": tặng 80.000 khẩu trang y tế N95 cho cán bộ y tế tuyến đầu tham gia phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 8 nhóm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp
13:31' - 08/08/2021
Qua tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, có 8 nhóm vấn đề khó khăn đang khiến sức chống chịu hiện nay của doanh nghiệp bị bào mòn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử
16:58' - 01/08/2021
Cục Phát triển doanh nghiệp vừa phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ “Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon” dành cho doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.