Tạo sức bật cho các doanh nghiệp nhà nước
Làm gì để các doanh nghiệp nhà nước tạo sức bật trong kỷ nguyên mới- Đó là chia sẻ bên hành lang Kỳ họp ngày 5/11 của một số đại biểu Quốc hội khi trao đổi về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Làm được điều này, chúng ta sẽ phá được những rào cản mà doanh nghiệp nhà nước đang gặp phải do vướng một số thể chế, bức tường ngăn cách quá lớn cho các doanh nghiệp đang gặp khiến rất khó để đổi mới sáng tạo- Đại biểu chia sẻ.
“Tôi nghĩ rằng để doanh nghiệp nhà nước tạo sức bật trong kỷ nguyên mới thì trước hết phải tháo gỡ về chính sách, sau đó phải tuyển dụng người tài năng về mặt quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng phải tiến hành triệt để. Làm tốt 3 việc này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển”, đại biểu nhấn mạnh. Chia sẻ bên hành lang kỳ họp về thu ngân sách Nhà nước, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng cũng cho rằng, cần phải tăng động lực, sức mạnh cho các doanh nghiệp trong nước, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. “Để nguồn thu từ doanh nghiệp trong nước bền vững hơn thì phải tăng tự chủ. Các doanh nghiệp lớn, những tập đoàn lớn phải làm trụ cột, đồng thời những doanh nghiệp khác phải tham gia được vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đó. Chúng ta phải có các chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập các doanh nghiệp trong nước trở thành những doanh nghiệp trụ cột”, đại biểu nhấn mạnh. “Chúng ta đang có ý định triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, tôi cho rằng nếu tiếp tục dựa vào các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta sẽ không có một ngành công nghiệp đường sắt của các nhà đầu tư trong nước. Nhưng nếu chiến lược của chúng ta theo hướng bắt buộc phải chuyển giao công nghệ cho các tập đoàn trong nước thì khi đó, chúng ta không chỉ có một ngành công nghiệp đường sắt, mà còn có những doanh nghiệp trong nước, những tập đoàn mạnh trong nước đứng đầu lĩnh vực về sản xuất công nghiệp đường sắt và hàng loạt các doanh nghiệp khác đi theo chuỗi cung ứng đó để tạo nên một mạng kết nối. Khi đó thì thực sự nguồn thu trong nước chúng ta cũng sẽ được nâng lên”, đại biểu bày tỏ. Chia sẻ thêm về thu ngân sách, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần phải quản lý chặt chẽ những nguồn thu từ trước đến nay hầu như đang bị bỏ lỏng, điển hình là thu trên các giao dịch điện tử. “Rất mừng là Phó Thủ tướng đã nói rằng tới đây sẽ ra mắt một phần mềm AI để quản lý tự động tất cả các giao dịch điện tử. Tôi cho rằng đây sẽ là một cơ sở rất quan trọng để tăng nguồn thu, đồng thời cũng đảm bảo công bằng giữa những người tham gia vào kinh doanh trên mạng cũng như là kinh doanh trực tiếp”, đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
12:05'
Trong năm nay, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách nên cả nước đã tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
07:56'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và sự tham gia của Việt Nam
15:18'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong (GMS) mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo lập doanh nghiệp “trụ cột”, tăng nguồn thu trong nước
15:14'
Hiện nay, nhiều nguồn thu đã có sự phục hồi. Điển hình như thu của khu vực các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và doanh nghiệp xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
10 tháng năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 20,2%
14:51'
Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2024: Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc
14:35'
Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mở cửa thương mại bán lẻ hàng không Việt Nam
12:43'
Báo cáo của ACI cho thấy, doanh thu phi hàng không đã tăng trưởng và chiếm từ 30-40% tổng doanh thu của các sân bay toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tăng tốc xuất khẩu đến các thị trường lớn
12:10'
Các mặt hàng sản xuất tại thủ phủ công nghiệp Bình Dương đang mở rộng sang thị trường lớn, đặc biệt là Mỹ - thị trường chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương này, đạt khoảng 10 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
12:05'
Trong năm nay, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách nên cả nước đã tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
10:18'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
07:56'
Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương.