Tập đoàn bán lẻ Sears phá sản: Cái chết đã được báo trước
Trước khi một loạt các “ông lớn” trong ngành bán lẻ như Amazon, Home Depot, Walmart hay Kmart, ra đời và tạo dựng được tên tuổi như ngày nay, thì Sears là cái tên đã từng rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Mỹ.
Từ một công ty chuyên bán đồng hồ đặt hàng qua thư ở Minneapolis 132 năm về trước, Sears đã lớn mạnh và trở thành cửa hàng bách hóa của nước Mỹ và đã từng là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới.
Gã khồng lồ "ngã ngựa"
Đối với nhiều thế hệ người Mỹ, ấn phẩm quảng cáo (catalog) của Sears là vật “bất di bất dịch” ở hầu như mọi căn nhà. Tên tuổi Sears nổi lên trong giới kinh doanh khi tòa trụ sở chính cao 108 tầng của tập đoàn này mọc lên sừng sững trên nền trời Chicago. Ông Mark Cohen, một giáo sư ngành bán lẻ của Đại học Columbia University, cho biết Sears lúc đó giống như Amazon của thời nay.
Thế nhưng, bức tượng đài một thời ấy đã sụp đổ. Vướng vào nợ nần chồng chất trong khi doanh số lao dốc, Sears đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 trong Luật phá sản Mỹ cho tòa án tại quận Nam ở thành phố New York, và thông báo kế hoạch đóng cửa 142 trong số gần 700 cửa hàng còn lại, đồng thời cắt giảm hàng ngàn vị trí việc làm trong nỗ lực để trụ lại dù là ngắn ngủi. Sears cho biết đã nhận được cam kết hỗ trợ tài chính về nợ trị giá 300 triệu USD và đang đàm phán để có thêm 300 triệu USD.
Tuy nhiên, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng Sears có thể vượt qua “kiếp nạn” này. Ông Neil Saunders, Giám đốc điều hành của GlobalData Retail, cho rằng Sears đã bị “mục ruỗng” quá nhiều để có thể tiếp tục tồn tại. Trên thực tế, sự phá sản của Sears đã được báo trước từ nhiều năm qua. “Ông lớn một thời” này đã sa đà vào đầu tư đa ngành. Sears cứ cắt giảm chi phí và để cho các cửa hàng của mình “mốc meo” lên trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ những doanh nghiệp bán lẻ khổng lồ như Walmart và Target. Và dù đã mở rộng lên cả Internet, nhưng Sears vẫn chưa thể là đối thủ của Amazon. Nói cách khác, ông Cohen cho rằng Sears đã "sống mòn" từ rất lâu rồi.
Đã từng có thời điểm Sears có đến khoảng 350.000 nhân viên, nhưng trong hồ sơ xin bảo hộ phá sản thì con số này chỉ còn 68.000. Vào thời “hoàng kim”, Sears quản lý tới 4.000 cửa hàng vào năm 2012, nhưng giờ chỉ còn hơn 500 cửa hàng.
Vì đâu nên nỗi?
Sears ra đời năm 1886, khi Richard W. Sears, lúc đó là một nhân viên ga tàu ở North Redwood, Minnesota, bắt đầu bán đồng hồ để kiếm thêm thu nhập. Năm sau đó, Sears đã mở cửa hàng đầu tiên ở Chicago và thuê một thợ làm đồng hồ tên là Alvah C. Roebuck. Công ty của Sears phát hành catalog đặt hàng qua thư đầu tiên vào năm 1888. Cùng với những cái tên như Montgomery Ward và J.C. Penney, Sears đã góp phần đưa văn hóa tiêu dùng Mỹ vươn xa.
Có một thời mà người ta có thể tìm thấy gần như mọi thứ trong catalog của Sears, kể cả một ngôi nhà. Tiểu thuyết gia 71 tuổi Allan Gurganus nói rằng thời ấy, xét về tầm quan trọng trong một căn nhà thì catalog của Sears chỉ đứng sau quyển Kinh Thánh.
Đối với nhiều thế hệ, Sears là người tiên phong trong gần như mọi lĩnh vực, từ dịch vụ giao hàng tận nhà, các phòng thí nghiệm thử nghiệm sản phẩm đến sáng kiến chia lời cho nhân viên. Khi sự thịnh vượng hậu Thế chiến thứ II dẫn đến sự phát triển của các vùng ngoại ô, thì Sears lại “đi tắt đón đầu” trong một xu hướng mới lúc bấy giờ là trung tâm thương mại.
Đến cuối những năm 1960, Sears là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới. Năm 1975, “ông lớn” này khánh thành trụ sở Sears Tower, tòa nhà giữ ngôi vị cao nhất thế giới trong suốt 25 năm. Từ năm 1981-1985, Sears chi tiêu mạnh tay, thâu tóm công ty môi giới chứng khoán Dean Witter Reynolds và công ty bất động sản Coldwell, Banker. “Đại gia” này còn thành lập công ty phát hành thẻ tín dụng Discover.
Ông Cohen cho biết lúc ấy, Sears “vung tiền" vào các công ty khác, và mảng kinh doanh bán lẻ dần trở nên bệ rạc. Cuối cùng Sears phải “thanh lý" dần các công ty đó. Thậm chí, để tiết kiệm tiền và tạo ra nguồn vốn, “ông lớn” này còn phải bán đi một vài thương hiệu nổi tiếng nhất của mình như Craftsman và DieHard. Năm 1993, Sears "khai tử" ấn phẩm catalog từng một thời làm mưa làm gió của mình. Và không lâu sau đó, “vị đại gia thất thế” này còn phải ngậm ngùi bán cả dinh cơ Sears Tower.
Sears phát động một chiến dịch quảng cáo đình đám vào năm 1993 và đã có một màn "tái xuất" từ giữa đến cuối những năm 1990, nhưng không được lâu. Nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm Eddie Lampert mua lại tập đoàn vào năm 2005 và thành lập Sears Holdings Corp. Ông Lampert bắt đầu thực hiện cắt giảm chi phí và bán dần bất động sản, nhưng vẫn không thể nào vực dậy được tập đoàn này.
Tác giả chuyên viết về lịch sử của ngành bán lẻ Vicki Howard cho rằng Sears đã thích nghi quá chậm chạp khi người tiêu dùng có xu hướng quay lưng với hình thức mua sắm tại cửa hàng truyền thống và chuyển sang mua sắm trực tuyến. Ông Levinson cho biết hiện giờ có nhiều cửa hàng chuyên về một mảng nào đó của thị trường và không còn nhiều cửa hàng cố gắng phục vụ tất cả mọi người. Và thế là Sears cứ “mắc kẹt” trong khi thị trường đang không ngừng phân mảnh. Cuối cùng, Sears sẽ biến mất, mà theo lời ông Cohen: “Đó là bi kịch của nước Mỹ. Lẽ ra nó đã không có một kết cục như vậy”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn bán lẻ Sears tạm thời tìm được "phao cứu sinh"
10:25' - 16/10/2018
Một tòa án ở New York vừa thông qua gói hỗ trợ tài chính trị giá 300 triệu USD từ các chủ nợ hiện tại của Sears để giúp tập đoàn bán lẻ này duy trì hoạt động đến hết mùa mua sắm cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đảng Nhân dân Campuchia thông qua nhiều quyết sách quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
14:01'
Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường của Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng liên quan công tác lãnh đạo và định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Algeria cấp thị thực tại chỗ để kích cầu du lịch
10:23'
Hiện những du khách tham gia các chuyến đi do các công ty du lịch Algeria tổ chức có thể xin thị thực khi đến, tại sân bay hoặc tại các cửa khẩu biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng và nhập khẩu
21:21' - 29/01/2023
Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi tiêu dùng như động lực chính của nền kinh tế và thúc đẩy nhập khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Lào đàm phán về hình thành tuyến đường sắt xuyên biên giới
18:55' - 29/01/2023
Thái Lan và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc-Lào-Thái Lan trong vòng từ 3-5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30-50% chi phí vận chuyển hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã được hoàn thành 60%
17:22' - 29/01/2023
Cây cầu hữu nghị thứ 5 giữa Thái Lan và Lào sẽ được khánh thành vào đầu năm tới, góp phần thúc đẩy thương mại trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), trong đó có Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ vì bê bối thuế
17:10' - 29/01/2023
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 29/1 đã quyết định sa thải Chủ tịch đảng Bảo thủ Nadhim Zahawi khỏi chính phủ do có sai phạm về thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản
16:50' - 29/01/2023
Trung Quốc nối lại dịch vụ cấp thị thực cho công dân Nhật Bản sau thời gian tạm dừng từ giữa tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu
17:11' - 28/01/2023
Các công ty Trung Quốc đã nhận được 55 đơn đặt hàng tàu vận chuyển LNG trong năm 2022, chiếm hơn 30% tổng đơn đặt hàng toàn thế giới và là mức cao kỷ lục đối với nước này.