Tập trung giải tỏa công suất nguồn năng lượng tái tạo khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên
Trong khi đó, Công ty Truyền tải điện 3 (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho hay, các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) tiếp tục phát triển tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc và Gia Lai gây áp lực trong quản lý vận hành lưới điện trong khu vực.
Trước thực tế này, Công ty Truyền tải điện 3 tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công để kiểm soát, thỏa thuận các phương án thi công dự án Smart Grid; dự án Trang bị đồng bộ để hoàn thiện sơ đồ các trạm biến áp (TBA); Phối hợp nghiệm thu đóng điện các dự án: Nâng công suất Vĩnh Tân, Pleiku 2, Đắk Nông; TBA 220kV Cam Ranh, Chư Sê; các đường dây 220kV Nha Trang - Tháp Chàm mạch kép, Treo dây mạch 2 đường dây Nha Trang - Tháp Chàm, Nha Trang - Krông Buk, đảm bảo giải tỏa công suất các nguồn NLT và chống quá tải lưới điện trong khu vực.
Trước đó, nhằm giải tỏa công suất các nguồn NLTT trong năm 2021, Công ty Truyền tải điện 3 đã phối hợp với các chủ đầu tư tổ chức giám sát, nghiệm thu điểm đấu nối, đóng điện các dự án nhà máy điện gió như: nhà máy điện gió 7A, Số 5, BIM tại Ninh Thuận; Thái Hòa tại Bình Thuận, EaNam tại Đắk Lắk; Ia Pết Đắk Đoa, Yang Trung, Chơ Long, Hưng Hải, Ia Le 1, Nhơn Hòa 1&2, Ia Pek Đắk Đoa 1&2 tại Gia Lai; Đắk Hòa, Nam Hòa tại Đắk Nông.... Đồng thời hỗ trợ quản lý vận hành an toàn các hạng mục công trình đấu nối lưới điện truyền tải trên địa bàn.Công ty Truyền tải điện 3 cũng chủ động phối hợp với các Ban Quản lý dự án và các đơn vị liên quan giám sát, nghiệm thu, đóng điện các dự án: Nâng công suất tại TBA 500kV Pleiku2, các TBA 220kV Phù Mỹ, KrôngAna, dự án Nâng cấp hệ thống điều khiển, bảo vệ các TBA khu vực miền Trung đảm bảo tuân thủ các quy định, yêu cầu kỹ thuật.
Ngoài ra, Công ty còn thành lập Ban chỉ đạo, cùng Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB) tổ chức giám sát, nghiệm thu cụm dự án 500kV Vân Phong, đảm bảo mục tiêu giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 trong tháng 12/2022.
Truyền tải điện Ninh Thuận (Công ty Truyền tải điện 3) được giao nhiệm vụ quản lý vận hành gần 143,4 km đường dây 220kV và 2 TBA 220kV là Tháp chàm và Ninh Phước với tổng công suất 1.000 MVA.Ông Nguyễn Phùng Dũng, Giám đốc Truyền tải điện Ninh Thuận cho biết, từ cuối năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 18 nhà máy NLTT được đấu nối và phát điện hòa lưới; trong đó tổng công suất phát trực tiếp vào lưới điện truyền tải là 1.905 MW; trong đó điện mặt trời là 1.569 MW và điện gió là 336 MW.
Theo ông Dũng, việc có quá nhiều dự án NLTT đi vào vận hành đã làm cho các đường dây truyền tải 220kV Thuận Nam - Ninh Phước, Thuận Nam - Nhị Hà, Nhị Hà - Ninh Phước, Ninh Phước - Mỹ Sơn.HLV và các máy biến áp 220kV AT1, AT2 tại TBA 220kV Ninh Phước thường xuyên vận hành ở chế độ đầy và quá tải.Từ đó dẫn đến tần suất kiểm ra phát nhiệt tại các điểm tiếp xúc trên đường dây, thiết bị tại các TBA phải thực hiện liên tục khi tải tăng cao nhằm sớm phát hiện và xử lý kịp thời các bất thường.
Bên cạnh đó, công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị TBA và đường dây cũng được thực hiện với tần suất nhiều hơn. Đặc biệt từ năm 2019 đến nay việc cắt điện để đấu nối chỉ thực hiện được vào ban đêm, điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho công nhân và thời gian thao tác phải mất từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng, gấp 3 lần thời gian so với làm ban ngày.
“Trong quá trình đấu nối các dự án NLTT, Truyền tải điện Ninh Thuận sẵn sàng hỗ trợ để các nhà máy được đấu nối trước tiến độ. Đặc biệt trong quá trình vận hành, Truyền tải điện Ninh Thuận cũng luôn phối hợp với các nhà máy xử lý các tồn tại trong quá trình đóng điện một cách sớm nhất, phối hợp kiểm tra để đảm bảo việc vận hành lưới an toàn và giải tỏa công suất các nhà máy theo biểu đồ phân bố phụ tải đã cam kết của các cấp điều độ”, Giám đốc Truyền tải điện Ninh Thuận nói.
Bên cạnh đó, Truyền tải điện Ninh Thuận còn thường xuyên tổ chức kiểm tra các vị trí cột trên đường dây, tình trạng vận hành thiết bị TBA để sẵn sàng cung cấp điện trong mọi tình huống, không để xảy ra mất an toàn hành lang lưới điện. Do vậy kể từ khi các dự án NLTT được đưa vào vận hành đến nay, đơn vị chưa để xảy ra sự cố lưới điện trong khi quản lý lưới điện truyền tải đặc thù ở khu vực thời tiết khắc nghiệt nắng gió nhiều, hay xảy ra mưa, giông, sét gây sự cố. Trong năm 2021, lưới điện trên địa bàn Truyền tải điện Ninh Thuận quản lý chỉ có duy nhất 1 sự cố trên đường dây thoáng qua do sét, không gây gián đoạn cung cấp điện.Ông Hồ Văn Hường, Gíam đốc Truyền tải điện Khánh Hòa cũng cho biết, tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 7 nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện 110kV, 22kV với tổng công suất đặt trên 396,8 MVA. Ngoài ra còn có một số nhà máy điện mặt trời công suất nhỏ và người dân sử dụng pin mặt trời áp mái rộng rãi với tổng công suất đặt khoảng 400 MVA. Trong khu vực trời nắng nên các nhà máy điện mặt trời được phát cao. Điện lực Khánh Hòa sẽ sử dụng nguồn điện từ các nhà máy điện mặt trời và nhà máy thủy điện, do vậy sẽ giảm sản lượng từ nguồn lưới điện truyền tải.
Tại buổi làm việc mới đây với Truyền tải điện Ninh Thuận, Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Truyền tải điện Ninh Thuận trong thời gian qua đã đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện truyền tải quốc gia trên địa bàn, mặc dù nguồn năng lượng tái tạo vận hành nhiều nhưng sự cố gần như không có.
Có được kết quả đó một phần là do đơn vị đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý vận hành qua đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Cụ thể, Truyền tải điện Ninh Thuận đã số hóa 100% hồ sơ kỹ thuật đường dây, TBA và cập nhật trên PMIS, phần mềm dùng chung của EVNNPT; Cập nhật dữ liệu và khai thác hiệu quả các phần mềm PMIS, MDMS…Tại các TBA và trên đường dây đều sử dụng phiếu kiểm tra điện tử, loại bỏ kiểm tra bằng phiếu giấy truyền thống; Ứng dụng mã QR code để quản lý vật tư thiết bị, quản lý kỹ thuật thiết bị TBA và có sổ QR code đối với đường dây; Ứng dụng phần mềm “Google Earth Pro” để quản lý lưới điện; Trang bị các thiết bị bay không người lái UAV và 5 camera giám sát trên đường dây phục vụ kiểm tra, quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
Nhận định năm 2022 sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý và vận hành lưới điện truyền tải, Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng đã yêu cầu Truyền tải điện Ninh Thuận và Công ty Truyền tải điện 3 tập trung quản lý, vận hành an toàn lưới điện truyền tải điện Quốc gia và lưới điện của các nhà máy NLTT nhằm cung cấp điện ổn định, liên tục, cũng như đáp ứng giải tỏa tối đa công suất các nguồn NLTT trong khu vực các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên. Cùng với đó, Truyền tải điện Ninh Thuận và Công ty Truyền tải điện 3 tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hành để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc; Chú trọng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, thích ứng với tình hình mới trong phòng chống dịch COVID-19. Chủ tịch Nguyễn Tuấn Tùng nhấn mạnh. Ông Nguyễn Công Thắng, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 cho biết, năm nay Công ty tiếp tục thực hiện các giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng có hiệu quả trong thời gian qua như nâng cao chất lượng điều tra, phân tích nguyên nhân sự cố từ đó rút kinh nghiệm không để sự cố lặp lại. Đồng thời tiếp tục số hóa dữ liệu, lập biểu đồ tương quan các số liệu thiết bị theo thời gian để làm cơ sở đánh giá chất lượng thiết bị trong quá trình vận hành; ứng dụng UAV, Fly Cam, AI trong quản lý vận hành lưới điện để tăng năng suất lao động.Bên cạnh đó, rà soát lắp đặt camera để giám sát thiết bị trạm, hành lang tại các vị trí xung yếu đường dây có nguy cơ gây sự cố.
Theo ông Thắng, đối với vận hành các TBA sẽ tiếp tục tuân thủ quy trình quy phạm, xử lý các bất thường, tồn tại thiết bị qua kiểm tra kỹ thuật, lập kế hoạch ưu tiên xử lý các bất thường, khiếm khuyết thiết bị có nguy cơ ảnh hưởng đến vận hành an toàn lưới điện. Mặt khác, Công ty phối hợp với các chủ đầu tư NLTT, các Ban Quản lý dự án để xử lý dứt điểm các tồn tại của các nhà máy sau đóng điện.Đặc biệt ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ thông tin vào quản lý vận hành để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, sớm phát hiện các hư hỏng, bất thường thiết bị đồng thời rút ngắn thời gian, nâng cao năng suất lao động
“Ngoài ra, chúng tôi còn xây dựng các kịch bản, phương án vận hành, xử lý sự cố lưới điện từ cấp đơn vị để đảm bảo tính chủ động, thích ứng linh hoạt trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp”, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNNPT hoàn thành trước tiến độ 7 nhiệm vụ chuyển đổi số
07:03' - 07/01/2022
Trong năm 2021, EVNNPT đã hoàn thành 112/106 nhiệm vụ theo kế hoạch chuyển đổi số năm; trong đó hoàn thành trước tiến độ 7 nhiệm vụ thuộc kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.
-
Chuyển động DN
EVNNPT truyền tải an toàn gần 200,9 tỷ kWh
19:03' - 06/01/2022
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết năm 2021, Tổng công ty đã vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, liên tục, ổn định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.