Thái Lan ưu tiên đầu tư năng lượng tái tạo
Các khu vực nhà nước và tư nhân ở Thái Lan đang đẩy mạnh những nỗ lực để mang lại cho đất nước một diện mạo mới sạch đẹp với các hoạt động kinh tế được thúc đẩy bởi năng lượng sạch, trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về sản xuất điện tái tạo, thúc đẩy nhiên liệu sinh khối và xe điện.
Việc này không chỉ là do trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đang bị thu hẹp, mà còn vì chính phủ muốn các khoản đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong quá trình phục hồi kéo dài trong năm tới. Các nhà chức trách Thái Lan đặt mục tiêu sẽ có 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2036 là từ các nguồn tái tạo, gần gấp đôi tỷ lệ hiện tại. Theo Kế hoạch Quốc gia Phát triển Năng lượng Thay thế, công suất phát điện tái tạo ở Thái Lan phải đạt 16.788 MW vào năm 2036. Hiện tại Thái Lan có thể tạo ra 53% mục tiêu nói trên. Điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đóng góp 10,1% tổng lượng điện tiêu thụ quốc gia trong tháng 9/2020 so với mức chỉ 2,1% của năm 2010.Truyền thông sở tại cho biết Cục Phát triển và Năng suất Năng lượng Thay thế đánh giá mức tăng đó là thỏa đáng, nhưng vẫn chưa đủ nếu Thái Lan muốn đạt được mục tiêu trong kế hoạch chiến lược.
Một nỗ lực nhằm tăng cường nhiên liệu tái tạo trong danh mục năng lượng của đất nước là chương trình năng lượng tái tạo "Năng lượng cho mọi người" mà các nhà chức trách tin rằng sẽ là một mô hình mới cho sự bền vững trong kinh doanh. Chương trình này cho phép các nhà đầu tư tư nhân và cộng đồng cùng đầu tư vào các nhà máy điện tái tạo, với tổng công suất 150 MW. Người dân trong làng cũng có thể bán những cây phát triển nhanh làm nhiên liệu để có thêm thu nhập. Sau nhiều lần trì hoãn, Hội đồng Chính sách Năng lượng Quốc gia (NEPC) gần đây đã quyết định lấy 2021 là năm thí điểm của chương trình, vốn được giới thiệu từ năm 2019. Các loại cây như tre, cỏ napier và cây keo, cũng như nước thải sẽ cung cấp 75% nhiên liệu, trong khi 25% còn lại bao gồm rác thải nông nghiệp. Bộ trưởng Năng lượng Supattanapong Punmeechaow cho biết các nhà chức trách sẽ giám sát chặt chẽ việc đồng đầu tư, tìm kiếm những yếu tố có thể dẫn đến thất bại để điều chỉnh kế hoạch trong những năm tới.Ông Supattanapong kỳ vọng nhà máy điện đầu tiên theo chương trình Năng lượng cho tất cả mọi người sẽ thành công, thiết lập một mô hình cho các cuộc thảo luận kinh doanh giữa các cộng đồng và nhà đầu tư.
Chính phủ Thái Lan cũng đang thúc đẩy xe điện (EV) là thế hệ phương tiện giao thông tiếp theo bằng cách đưa ra những ưu đãi về thuế cho các nhà sản xuất.Động thái này được Câu lạc bộ Công nghiệp Năng lượng Tái tạo của Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan hoan nghênh và đề xuất sử dụng các phương tiện cũ như một phần của kế hoạch.
Câu lạc bộ cho rằng để củng cố hệ sinh thái EV, các cơ quan nhà nước khác nhau, bao gồm các bộ Giao thông, Công nghiệp, Năng lượng và Nội vụ, cũng như Ủy ban Đầu tư, cần phải làm việc cùng nhau.
Ông Natee Sithiprasasana, Phó chủ tịch của câu lạc bộ, cho biết nhu cầu về xe điện không giới hạn ở các loại xe mới, vì xe có động cơ đốt trong có thể được sửa đổi thành xe điện. Tất cả các phương tiện cũ được sử dụng trong giao thông công cộng như xe buýt, taxi, xe tuktuk và đầu máy xe lửa đều có thể được chuyển đổi. Theo ông Natee, Thái Lan có 13.500 đầu máy xe lửa cũ và đã không sử dụng có thể được nâng cấp. Sau khi được sửa đổi, những phương tiện này phải được hỗ trợ bởi mạng lưới 433 trạm sạc nằm trên ba tuyến đường sắt: Bangkok-Hành lang Kinh tế phía Đông, Bangkok-Saraburi và Bangkok-Ayutthaya. Thái Lan, quốc gia vốn đã là trung tâm sản xuất xe hơi của Đông Nam Á, đang tìm cách trở thành trung tâm sản xuất xe điện khi các nước cạnh tranh để thu hút đầu tư của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu.Ủy ban Đầu tư (BoI) của Thái Lan đầu tháng này đã thông qua một gói ưu đãi mới dành cho xe điện để thay cho các biện pháp ưu đãi hết hạn vào năm 2018 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lộ trình EV tới năm 2030 của Bộ Công nghiệp.
Theo lộ trình EV do Bộ Công nghiệp soạn thảo, tới năm 2030, xe điện sẽ chiếm 30% tổng sản lượng ô tô hàng năm ở Thái Lan, tương đương 750.000 chiếc trong tổng số 2,5 triệu chiếc dự kiến sản xuất./.
- Từ khóa :
- Thái Lan
- năng lượng sạch
- năng lượng tái tạo
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Mục tiêu đưa tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 23% vào năm 2025
12:46' - 17/11/2020
Tại hội nghị, các nước đã thống nhất đưa mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt 23% và giảm cường độ năng lượng xuống 32% vào năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43'
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ