Thái Nguyên có gần 5.500 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ
Tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 7.000 ha chè ứng dụng công nghệ trong sản xuất, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, bán tự động. Chính sách hỗ trợ cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trong sản xuất chè đã được triển khai tích cực. Đến nay, tổng diện tích chè sản xuất được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ tỉnh đạt gần 5.500 ha.
Tại Thái Nguyên, người làm chè đang dần thay đổi tư duy, cách làm, tăng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hữu cơ, giảm sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hoá học, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất nâng cao chất lượng và năng suất chè. Điều này tạo nên điểm nổi bật trong sản xuất, chế biến chè, hướng tới nâng cao giá trị cây chè của Thái Nguyên.Để tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu chè, tỉnh đã triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng thiết lập mã vùng trồng chè, thực hiện hướng dẫn, quản lý, giám sát 55 mã vùng trồng chè với hơn 1.000 ha được gắn định vị trên hệ thống toàn cầu GPS để thực hiện theo dõi truy xuất nguồn gốc sản phẩm và tuân thủ tốt các tiêu chí theo quy định. Tỉnh đã có 204 đơn vị, hộ sản xuất chè được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và 46 đơn vị được cấp quyền sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã được bảo hộ tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)... Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với cây chè góp phần giảm thiểu tổn thất, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Ông Vũ Đức Hảo, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, với những định hướng, mục tiêu và việc đầu tư phát triển chè Thái Nguyên từ khâu sản xuất, chế biến đến xây dựng, quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chè trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện tích chè sản xuất an toàn, hữu cơ ngày càng tăng, mẫu mã, chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên tiếp tục được nâng cao, thị trường được mở rộng, giá trị sản phẩm trà đạt trên 13.000 tỷ đồng. Sản xuất chè cho hiệu quả cao hơn một số cây trồng khác, đóng góp tăng giá trị sản phẩm thu được trên mỗi ha đất trồng trọt của tỉnh. Năm 2024, ước đạt khoảng 131 triệu đồng/ha/năm. Cây chè thực sự trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Thái Nguyên. Để nâng cao giá trị cây chè, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh việc chuyển đổi phương thức sản xuất từ canh tác truyền thông sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… nâng cao chất lượng và quy mô của các cơ sở chế biến thông qua thúc đẩy liên kết các hợp tác xã quy mô nhỏ, liên kết sản xuất hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cao hướng tới sự đồng đều và ổn định về chất lượng sản phẩm trà, hình thành các thương hiệu trà chất lượng cao có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn có giá trị cao. Tỉnh tăng cường quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trà, chú trọng việc tham gia vào những kênh phân phối qua hệ thống siêu thị, trên sàn thương mại điện tử với những sản phẩm trà được bao gói có nhãn mác, xuất xử hàng hóa gắn với tăng cường quản lý chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng, giá trị cao cho xuất khẩu chè Thái Nguyên. Thái Nguyên cũng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch trải nghiệm tại các vùng chè tạo thêm sinh kế, thu nhập cho người làm chè góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, giá trị lịch sử và cảnh quan môi trường sinh thái, tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 22.200 ha chè, năng suất đạt 127 tạ/ha, sản lượng đạt 272,8 nghìn tấn/năm, chiếm 18,3% diện tích và 24% sản lượng chè búp tươi của cả nước. Các giống chè đang trồng tại Thái Nguyên khá phong phú, có nhiều giống chè chất lượng cao như: Trung Du, LDP1, Kim Tuyên, TRI777, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên... có thể đáp ứng nguyên liệu búp tươi cho sản xuất các dòng sản phẩm như chè xanh, chè xanh cao cấp, chè đen, chè ướp hương, hồng trà và các sản phẩm tinh chất chè phục vụ cho chế biến thực phẩm, làm đẹp, dược liệu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 62 công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, 168 hợp tác xã, 251 làng nghề sản xuất chè với trên 91.000 hộ làm chè. Đến nay, tỉnh có 158 sản phẩm chè được chứng nhận tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 đến 5 sao, 47 cơ sở sản xuất, kinh doanh chè được cấp xác nhận theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.- Từ khóa :
- thái nguyên
- chè Thái Nguyên
- chè VietGAP
- chè hữu cơ
Tin liên quan
-
Thị trường
Thái Nguyên, quảng bá kết nối tiêu thụ nông sản
21:53' - 05/12/2024
Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024”.
-
Công nghệ
Thái Nguyên triển khai 5 mũi đột phá trong chuyển đổi số
08:50' - 26/11/2024
UBND Thái Nguyên vừa ban hành Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2025 với 5 mũi đột phá tạo lợi thế cạnh tranh mới cho tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57'
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13'
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32'
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31'
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43'
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.