Thâm hụt thương mại kỹ thuật số của Nhật Bản cao kỷ lục trong năm 2024
Đây là con số thâm hụt thương mại hằng năm cao kỷ lục, làm nổi bật nhu cầu các công ty Nhật Bản phải tạo ra nhiều giá trị hơn từ quá trình chuyển đổi số tốn kém.
Theo số liệu cán cân thương mại của Chính phủ, mức thâm hụt, bao gồm phí dịch vụ đám mây, phí cấp phép phát trực tuyến, quảng cáo trực tuyến và các mục tương tự đã tăng từ khoảng 2.000 tỷ yen năm 2014 lên 5.300 tỷ yen năm 2023. Tính đến tháng 10 năm nay, con số này đã đạt 5.400 tỷ yen, và mỗi tháng tăng thêm khoảng 500 tỷ yen vào tổng số.
Mức thâm hụt ngày càng lớn do chi tiêu tăng cho các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, cũng như quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google. Việc mở rộng hình thức làm việc từ xa từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 cũng thúc đẩy nhiều công ty áp dụng dịch vụ đám mây hơn.
Tháng 10/2024, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) ước tính rằng thâm hụt kỹ thuật số sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 10.000 tỷ yen vào năm 2030. Nếu con số này vượt xa dự báo, nó có khả năng vượt lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản, đạt tổng cộng 11.000 tỷ yen vào năm ngoái.
Khi ngành công nghệ thông tin của Nhật Bản toàn cầu hóa, đất nước này cũng thu hút nhiều tiền hơn từ nước ngoài cho các dịch vụ kỹ thuật số. Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các công ty công nghệ lớn, chủ yếu là của Mỹ, thống trị các lĩnh vực như dịch vụ đám mây, dẫn đến thâm hụt ngày càng tăng.
Chuyên gia Daisuke Karakama của Ngân hàng Mizuho ước tính rằng vào năm 2021, Mỹ đạt thặng dư kỹ thuật số là 111,4 tỷ USD; Vương quốc Anh là 69,2 tỷ USD; và Liên minh châu Âu (EU), không bao gồm Ireland (Ai-len), là 33,2 tỷ USD.
Những con số này không thể so sánh trực tiếp với dữ liệu của Nhật Bản vì chúng bao gồm các mục khác nhau. Nhưng theo chuyên gia Karakama, Nhật Bản có thâm hụt kỹ thuật số lớn nhất trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Cán cân tài khoản vãng lai của Nhật Bản, bao gồm các giao dịch và đầu tư ở nước ngoài, đã đạt mức thặng dư hơn 20.000 tỷ yen vào năm 2023. Ngay cả khi thâm hụt kỹ thuật số tăng lên, thặng dư thu nhập chính lớn mà Nhật Bản kiếm được từ các khoản đầu tư ở nước ngoài vẫn giúp cán cân thanh toán chung ở mức dương.
Tuy nhiên, quốc gia này này đã thâm hụt gần 10.000 tỷ yen về hàng hóa và dịch vụ. Điều này cho thấy Nhật Bản không tạo ra và bán đủ sản phẩm có lợi nhuận ở nước ngoài để xứng đáng với chi phí chuyển đổi số.
Sách trắng năm 2024 về nền kinh tế và tài chính công của Nhật Bản cho biết “mục tiêu không phải là giảm thâm hụt mà là tăng cường sức mạnh kiếm tiền của các lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng của quốc gia, chẳng hạn như ngành công nghiệp nội dung, qua đó khuyến khích sự phát triển của các dịch vụ liên quan”.
Ông Naoki Nishikado thuộc Viện nghiên cứu Mitsubishi cho biết, khi các công ty chuyển đổi sang kỹ thuật số, họ không chỉ nên cải thiện hiệu quả mà còn “gắn kết điều đó với giá trị gia tăng, chẳng hạn như phát triển các sản phẩm mới và kênh bán hàng bên ngoài cho các sản phẩm của họ”.
Ông Nishikado nhìn thấy triển vọng trong những lĩnh vực mà Nhật Bản vốn đã có sức cạnh tranh, chẳng hạn như ô tô và máy móc công nghiệp, cũng như các ngành công nghiệp hướng đến thị trường trong nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, bao gồm chăm sóc điều dưỡng và du lịch.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi
09:59' - 11/12/2024
Do tác động của biến đổi khí hậu, hiện Viện Biến đổi khí hậu cũng đang đang nghiên cứu giống lúa mùa nổi “thuận thiên”, dù lũ thấp hay không có lũ vẫn trồng được.
-
Công nghệ
Chủ nhân giải thưởng VinFuture 2024: Giải thưởng đầu tiên tôn vinh 3 nền tảng của AI
09:42' - 11/12/2024
Giải thưởng Chính VinFuture 2024 trị giá 3 triệu USD ghi dấu ấn đậm nét về một giải thưởng công bằng, toàn diện với việc vinh danh GS. Fei-Fei Li (Đại học Stanford, Mỹ).
-
Đời sống
Đặc sắc Triển lãm nghệ thuật cắm hoa truyền thống quốc tế tại Tokyo (Nhật Bản)
20:48' - 10/12/2024
Triển lãm nghệ thuật cắm hoa quốc tế là nhịp cầu giao thoa văn hóa đặc biệt, nơi người dân Nhật Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương và sẻ chia.
-
Ngân hàng
Các “ông lớn” ngân hàng Nhật Bản săn lùng cơ hội đầu tư ở nước ngoài
15:53' - 10/12/2024
Các “ông lớn” ngân hàng của Nhật Bản đang “ngập” trong tiền mặt khi ghi nhận lợi nhuận cao kỷ lục, và háo hức tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ và Ấn Độ.
-
Doanh nghiệp
Hơn 9.000 doanh nghiệp tại Nhật Bản nộp đơn xin phá sản
14:50' - 10/12/2024
Tính từ đầu năm đến tháng 11 vừa qua, đã có 9.053 doanh nghiệp phải đóng cửa, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức cao nhất trong một năm kể từ năm 2015
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
21:24' - 14/01/2025
Kết quả khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 4,5% vào năm 2025 và tiếp tục lùi về 4,2% vào năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ siết chặt kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu
17:50' - 14/01/2025
Thái Lan sẽ cải thiện kiểm soát chất lượng đối với tất cả các loại trái cây xuất khẩu, sau khi hải quan Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt kết quả xét nghiệm hợp chất hữu cơ Basic Yellow 2...
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thu hút đầu tư kỷ lục trong năm 2024
13:00' - 14/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã thu hút lượng đầu tư kỷ lục trong năm 2024, với các đơn đăng ký vượt quá 1.130 tỷ baht, mức cao nhất trong thập kỷ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng 5%
14:14' - 13/01/2025
Theo báo cáo được Tổng Cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong năm 2024 tính theo Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 5% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kỳ vọng hoạt động ngoại thương sôi động trong năm 2025
08:48' - 13/01/2025
Mặc dù các rủi ro và thách thức bên ngoài, bao gồm rào cản thương mại và căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, nhưng ngoại thương Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực miền Trung
08:10' - 13/01/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) ngày 12/1 đã công bố 16 biện pháp trong 5 lĩnh vực chính để đẩy nhanh sự trỗi dậy của khu vực miền Trung Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Thế giới
Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga: Khôi phục động lực cao trong quan hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam
07:30' - 13/01/2025
Trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin, phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu đáng báo động cho kinh tế Hàn Quốc
20:32' - 12/01/2025
Theo Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc (KOSIS), một trang web do Cục Thống kê Hàn Quốc điều hành, chỉ số bán lẻ tại nước này trong giai đoạn trên đã giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp du lịch gồng mình hỗ trợ trong vụ cháy rừng ở Mỹ
17:43' - 12/01/2025
Hàng chục doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn đã nhanh chóng vào cuộc, cung cấp chỗ ở miễn phí, giảm giá và hỗ trợ di chuyển cho những người phải rời bỏ nơi ở.