Các “ông lớn” ngân hàng Nhật Bản săn lùng cơ hội đầu tư ở nước ngoài
Các “ông lớn” ngân hàng của Nhật Bản, như Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. (MUFG), Sumitomo Mitsui Financial Group Inc. (SMFG) và Mizuho Financial Group Inc. đang “ngập” trong tiền mặt khi ghi nhận lợi nhuận cao kỷ lục, và háo hức tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ và Ấn Độ.
Trong cuộc đua triển khai nguồn vốn đang dồi dào của mình, khu vực hấp dẫn nhất đối với cả ba ngân hàng trên là Ấn Độ. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của nước này đang thúc đẩy nhu cầu vay vốn để tài trợ cho hoạt động chi tiêu vốn trên khắp các ngành. Nhu cầu tiêu dùng đang tạo ra thêm cơ hội cho vay và một lượng tiền kỷ lục dự kiến sẽ được huy động trong các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay.MUFG đã chọn Ấn Độ là trụ cột trong chiến lược tăng trưởng tại châu Á của mình. Họ đã tích cực theo đuổi các tập đoàn hàng đầu của Ấn Độ, bao gồm Reliance Industries và Adani Group. Ngân hàng này đặt mục tiêu tăng gấp đôi dư nợ cho vay tại Ấn Độ lên khoảng 30 tỷ USD trong vài năm tới. MUFG và các đối thủ Nhật Bản có kế hoạch duy trì quan hệ kinh doanh với Adani Group bất chấp việc người sáng lập Gautam Adani phải đối mặt với cáo buộc hối lộ tại Mỹ. Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản đã thực hiện một khoản đầu tư chiến lược với 333 triệu USD vào DMI Finance Pvt Ltd. Thương vụ này định giá ngân hàng DMI của Ấn Độ ở mức 3 tỷ USD.
Thị trường IPO nóng bỏng của Ấn Độ cũng đang thu hút người Nhật. Mizuho và Nomura Holdings Inc. là những nhà thầu hàng đầu muốn thâu tóm quyền kiểm soát Avendus Capital Pvt., một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Ấn Độ. Theo các nguồn thạo tin, hai công ty đang cạnh tranh để mua 63% cổ phần từ KKR & Co., công ty đang yêu cầu mức giá ít nhất 400 triệu USD. Các khoản vay bán lẻ cho tầng lớp trung lưu đang phát triển của Ấn Độ là một lĩnh vực khác mà các ngân hàng Nhật Bản dự đoán sẽ có nhu cầu cao trong 10 năm tới. SMFG, ngân hàng lớn thứ hai của Nhật Bản, đã chi 700 triệu USD vào tháng Ba để nắm toàn quyền kiểm soát công ty Ấn Độ chuyên về các khoản vay mua nhà và ô tô, trước đây gọi là Fullerton India Credit Co. sau khi đã mua 2 tỷ USD cổ phần vào năm 2021. Giống như MUFG, SMFG đã chọn Ấn Độ là trọng tâm chính vì tiềm năng tăng trưởng cao. Mizuho cũng đang theo đuổi phân khúc khách hàng bán lẻ tại Ấn Độ. Vào tháng Hai, công ty này đã công bố thỏa thuận mua 15% cổ phần của Kisetsu Saison Finance (India) Pvt. Ltd., một chi nhánh tại Ấn Độ của công ty tài chính Nhật Bản Credit Saison, với giá khoảng 145 triệu USD. Ngoài Ấn Độ, MUFG cũng ưu tiên đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính (fintech) ở những quốc gia châu Á khác. Động thái này thể hiện một sự thay đổi lớn trong chiến lược tăng trưởng của MUFG tại khu vực này, nơi MUFG đã chi hàng tỷ USD để mua các ngân hàng thương mại lớn ở Thái Lan và Indonesia. Năm nay, MUFG đã công bố khoản đầu tư 195 triệu USD vào công ty Ascend Money Co. của Thái Lan và 393 triệu USD vào Globe Fintech Innovations Inc. của Philippines, cả hai đều là công ty thanh toán kỹ thuật số. Bên cạnh đó, các ngân hàng Nhật Bản cũng đang theo đuổi một chiến lược khác ở Bắc Mỹ. Tại đây, họ đang tập trung vào tăng trưởng trong mảng ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư, cung cấp tài chính và tư vấn cho các khách hàng doanh nghiệp và tổ chức. MUFG đã tiên phong trong chiến lược này với khoản đầu tư vào Morgan Stanley vào năm 2008, nhằm tận dụng kinh nghiệm và các mối quan hệ của một đối tác Mỹ. Gần đây nhất, Mizuho cũng áp dụng chiến thuật trên với việc hoàn tất mua lại ngân hàng đầu tư Greenhill & Co. với giá 550 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái. Ông Jerry Rizzieri, Giám đốc điều hành của Mizuho Securities USA, cho biết mục tiêu của công ty này là trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu châu Mỹ trong mảng doanh nghiệp và đầu tư. Tại một cuộc họp báo cáo thu nhập vào tháng 11, Giám đốc điều hành Mizuho Kihara cho biết ngân hàng này có thể xem xét thêm các thương vụ mua lại khác nữa sau khi hoàn tất quá trình sáp nhập Greenhill. Ông cho biết Mizuho cũng có khả năng sẽ đầu tư vào các công ty quản lý tài sản. Ngân hàng SMFG của Nhật Bản cũng đang mở rộng quan hệ đối tác và hợp tác với Jefferies Financial Group Inc. trong các thương vụ ở mảng ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư. Trong 12 tháng tính đến tháng Chín, hai ngân hàng này đã cùng nhau thực hiện khoảng 130 giao dịch, trong đó có các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A), bảo lãnh nợ và vốn chủ sở hữu, cao hơn nhiều so với con số 30 giao dịch trong cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, MUFG đang mở rộng các lĩnh vực hợp tác với Morgan Stanley tại Mỹ sang phân khúc thị trường tầm trung, với trọng tâm là lĩnh vực cho vay, tư vấn M&A và IPO. Việc tăng cường đầu tư ở nước ngoài của các ngân hàng Nhật Bản không phải là không có trở ngại. Năm 2021, MUFG đã đồng ý bán ngân hàng khu vực Union Bank của Mỹ cho U.S. Bancorp với giá 8 tỷ USD, sau khi xác định đơn vị này không đủ quy mô để cạnh tranh. Động thái này đã gây chấn động ngành ngân hàng vào thời điểm đó, vì Union Bank từ lâu đã được coi là “viên ngọc quý” trong hoạt động của MUFG tại Mỹ. Chuyên gia Hideyasu Ban của Bloomberg Intelligence cho biết dù đã hoạt động ở nước ngoài nhiều năm, nhưng các ngân hàng lớn của Nhật Bản vẫn chưa thực sự có chế độ quản lý toàn cầu hóa. Theo ông, việc thu hút nhân sự giỏi ở các nước bản địa và quản lý họ hiệu quả từ Tokyo vẫn là một thách thức đối với các ngân hàng này.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hơn 9.000 doanh nghiệp tại Nhật Bản nộp đơn xin phá sản
14:50' - 10/12/2024
Tính từ đầu năm đến tháng 11 vừa qua, đã có 9.053 doanh nghiệp phải đóng cửa, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức cao nhất trong một năm kể từ năm 2015
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Nợ hộ gia đình lần đầu tiên vượt thu nhập
08:11' - 23/10/2024
Theo Khảo sát chi tiêu và thu nhập hộ gia đình của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, nợ phải trả của các hộ gia đình có hai người trở lên trung bình là 6,55 triệu yen (43.500 USD) vào năm 2023.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường cổ phiếu Nhật Bản có thể duy trì đà tăng trưởng đến tháng 12
08:36' - 13/10/2024
Các nhà phân tích hầu hết đều nâng kỳ vọng về lợi nhuận của những doanh nghiệp Nhật Bản, dù vẫn có sự khác biệt giữa các ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 4/7: Giá mua vào đồng USD vượt mức 26.000 VND/USD
08:54'
Tại các ngân hàng thương mại vào lúc 8h25 sáng nay, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 26.010 - 26.370 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả chiều mua và bán.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao gấp đôi mức trung bình của nền kinh tế
19:18' - 03/07/2025
Tính đến ngày 26/6/2025, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024, tăng 18,87% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
16:18' - 03/07/2025
Tại Agribank, phát triển bền vững được hiện thực hóa thông qua hệ giá trị vững chắc đó là ba trụ cột: Môi trường, xã hội và quản trị.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 3/7: Giá USD và NDT cùng tăng sau thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại
08:57' - 03/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD hôm nay 3/7 tăng lên mức 25.985 - 26.345 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Partnership Marketing dần trở thành xu hướng
15:27' - 02/07/2025
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt – đặc biệt là các thương hiệu vừa và nhỏ tìm đến một chiến lược marketing cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời: Partnership Marketing (Tiếp thị qua hợp tác thương hiệu).
-
Ngân hàng
SHB SAHA: Hướng tới khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
14:34' - 02/07/2025
Ngày nay, người dùng, nhất là nhóm trẻ, kinh doanh tự do hoặc bận rộn, cần ứng dụng ngân hàng dễ thao tác trên điện thoại, ít bước phức tạp.
-
Ngân hàng
Lãi suất ưu đãi mới cho vay nhà ở xã hội thấp nhất chỉ 5,9%/năm
14:16' - 02/07/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất cho vay ưu đãi mới áp dụng cho người mua và đầu tư nhà ở xã hội.
-
Ngân hàng
IMF kêu gọi Thụy Sĩ tăng cường giám sát ngân hàng sau cơn khủng hoảng của Credit Suisse
12:01' - 02/07/2025
IMF kêu gọi Thụy Sĩ tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng, đồng thời khắc phục những điểm yếu đã bộc lộ trong cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của Credit Suisse vào tháng 3/2023.
-
Ngân hàng
Fed có thể hạ lãi suất nhưng không chịu áp lực chính trị
10:15' - 02/07/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 1/7 cho biết Fed có thể đã hạ lãi suất trong năm nay nếu không có những thay đổi chính sách đáng kể của Tổng thống Donald Trump.