Thăm làng nghề hơn 400 năm tuổi lụa tơ tằm Mã Châu
Huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam không chỉ nổi tiếng là địa phương có nhiều di tích lịch sử góp phần viết lên những trang sử bi hùng với nhiều chiến công hiển hách của dân tộc, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đến nức lòng du khách mà còn nổi danh với những sơn hào hải vị, những sản vật tinh hoa nức tiếng.
Một trong những sản vật trứ danh của huyện Duy Xuyên mà bất cứ du khách nào khi đến đây cũng muốn sở hữu một vài món đồ để sử dụng hoặc để làm quà tặng cho người thân, bạn bè đồng nghiệp đó là lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu.
Không ai biết chính xác lụa Mã Châu xuất hiện vào thời gian nào. Theo tương truyền và một số người già tại đẩy kể lại, nghề dệt lụa Mã Châu xuất hiện ở đây khoảng 4 - 5 trăm năm nay.
Ngay từ khi xuất hiện, lụa Mã Châu đã nức tiếng khắp nơi bởi sự tinh tế trong hoa văn và sự phối màu hài hòa của người thợ dệt. Lụa tơ tằm Mã Châu đẹp, bền nhờ được dệt từ những kén tơ do tằm được nuôi bằng lá cây dâu sinh trưởng từ nguồn phù sa màu mỡ do ba con sông Thu Bồn, Vu Gia, Bà Rén bồi đắp cùng với sự khéo léo, cẩn thận, tay nghề giỏi của người thợ…
Để có một sản phẩm lụa tơ tằm đạt chất lượng và thẩm mỹ, người thợ phải sản xuất, làm việc hết 100% tâm trí trong các công đoạn: nuôi tằm - ươm tơ - dệt lụa - tẩy nhuộm màu để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn mỹ nhất.
Nhờ thế, lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu sẽ có những đặc tính mà các vải lụa công nghiệp không thể có được, đó là: thoát nhiệt, thoát ẩm, chống hôi, chống độc tố.
Theo những người lớn tuổi trong làng cho biết, thời phong kiến, lụa Mã Châu là một trong những sản vật để cống tiến cho triều đình nhà Nguyễn may trang phục cho các vua, hoàng hậu, hoàng tử công chúa và quan lại trong triều.
Theo anh Trần Hữu Phương, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tơ lụa Mã Châu cho biết: Hiện nay, với 39 cán bộ, công nhân viên, bình quân mỗi năm, công ty sản xuất được khoảng 200 ngàn mét lụa các loại, đạt doanh số khoảng 10 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí nguyên liệu, điện, lương công nhân từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng, công ty còn lãi được khoảng 1 tỷ đồng.
Để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống của quê hương, tất cả các công đoạn sản xuất đều được các công nhân của công ty thực hiện theo quy trình truyền thống. Đó cũng là tâm niệm của anh và của người dân làng nghề sản xuất lụa Mã Châu.
Được biết, trong thời gian vừa qua, do quy luật phát triển của cuộc sống và nhu cầu của người dân, một số hộ dân của làng nghề đã phải chuyển đổi phần lớn diện tích trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa sang làm nghề khác.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu tơ tằm của công ty phải nhập từ nơi khác về để sản xuất. Nhằm đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu, hiện nay, huyện Duy Xuyên đã quy hoạch hơn 200 ha chuyên canh trồng dâu nuôi tằm phục vụ nguồn nguyên liệu chất lượng cho làng nghề duy trì sản xuất, phát triển.
Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tơ lụa Mã Châu cho biết: Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng và số lượng tơ lụa Mã Châu cung ứng cho thị trường, Công ty sẽ đầu tư nâng cấp, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất truyền thống.
Đến năm 2022, dự kiến, Công ty sẽ sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 1 triệu mét vải lụa tơ tằm các loại, đạt doanh thu khoảng 50 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty lãi được trên 5 tỷ đồng/năm.
Đặc biệt, công ty sẽ giải quyết việc làm được cho khoảng 100 lao động, với mức lương khoảng 10 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang, du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Thỉnh thoảng, công ty hay gia đình chị vẫn thường tổ chức đi du lịch ở Quảng Nam.
Mỗi lần đến Quảng Nam, làng lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu là một địa chỉ mà hầu như lần nào chị cũng ghé qua.
Đến với làng nghề lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu, ngoài việc tham quan, tìm hiểu về các công đoạn dệt vải truyền thống, chị và mọi người còn lựa chọn được những tấm vải đẹp, có giá trị để về làm quà.
Đi du lịch Quảng Nam mà không có lụa tơ tằm Mã Châu mang về làm quà là chưa đến Quảng Nam.
Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu, hiện nay, công ty đã ký hợp đồng cung ứng lụa cho hơn 10 đơn vị doanh nghiệp thiết kế thời trang xuất khẩu, lập một trang mạng bán hàng online để cung ứng cho người tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Công ty sẽ ký hợp đồng quảng bá, cung cấp sản phẩm lụa tơ tằm Mã Châu với các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ để quảng bá và cung ứng lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu cho thị trường người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Công ty cũng sẽ mở thêm tour du lịch tham quan trải nghiệm làng nghề lụa tơ tằm truyền thống Mã Châu để phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu.
Dự kiến, tour du lịch sẽ thu hút khoảng 3.000 du khách đến tham quan, tìm hiểu/năm, bình quân mỗi lượt khách đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm, chi phí hết khoảng 500 ngàn đồng/lượt.
Mỗi năm, tour du lịch sẽ đạt doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty có lãi 500 triệu đồng/năm./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Làng nghề truyền thống thay đổi cách thức sản xuất vượt qua dịch COVID-19
09:12' - 11/04/2020
Nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề tại Hà Nội đang thay đổi cách thức sản xuất để phòng tránh dịch COVID-19 và chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ du khách
21:25' - 02/03/2020
Ngành du lịch Hà Nội đang phối hợp với các làng nghề, đẩy mạnh sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du khách nhằm tăng lợi ích kép cho các làng nghề, chủ động nguồn cung tại chỗ.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuân về ở làng nghề sản xuất miến
15:43' - 06/01/2020
Những ngày này, khi Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đang đến gần, làng nghề sản xuất bún, miến, phở khô Chi Lăng, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhộn nhịp, tất bật hẳn lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Carnival đường phố Sun Fest "khai tiệc" mùa hè sôi động ở Đà Nẵng
20:53'
Carnival đường phố Sun Fest, quy tụ 10 xe diễu hành trang hoàng lộng lẫy với 160 vũ công, nghệ sỹ trong nước và quốc tế.
-
Đời sống
Trung Quốc ban bố mức cảnh báo cao do nắng nóng ở nhiều thành phố
14:44'
Ngày 25/6, chính quyền thành phố Trịnh Châu - thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã ban bố cảnh báo Đỏ về nhiệt độ cao.
-
Đời sống
Vụ thủy điện gây ngập 62 hộ dân ở Kon Tum: “Trên bảo, dưới không nghe?”
09:02'
Dù Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã yêu cầu công ty chủ đầu tư của các thủy điện gây ngập lụt phải thống nhất phương án bồi thường song, việc phối hợp của các công ty dường như đang đi vào “ngõ cụt”.
-
Đời sống
Kiến nghị hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng, dầu tăng cao
18:26' - 24/06/2022
Ngày 24/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng của giá xăng, dầu tăng cao.
-
Đời sống
Hà Nội cam kết thu nhận rác bình thường tại bãi rác Xuân Sơn từ ngày 30/6
12:41' - 24/06/2022
Sở Xây dựng Hà Nội tiếp tục chỉ đạo sát sao nhà thầu đẩy nhanh tiến độ và chịu trách nhiệm hoàn thành Nhà máy xử lý rác thải tại hồ chứa 1.3 trước ngày 30/6.
-
Đời sống
Những mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện, hiệu quả mùa nắng nóng
12:30' - 24/06/2022
Điều hòa thường là thiết bị tiêu thụ điện nhiều trong hộ gia đình, đặc biệt mùa nắng nóng. Do đó, sử dụng máy lạnh hợp lý giúp hóa đơn tiền điện không tăng cao mà sản phẩm không bị xuống cấp nhanh.
-
Đời sống
Lễ hội ẩm thực hút khách tại Festival Huế 2022
12:14' - 24/06/2022
Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Lễ hội “Ẩm thực Kinh đô Huế với bốn phương” có chủ đề “Tôn vinh quá khứ - kiến tạo tương lai” đã thu hút đông đảo du khách.
-
Đời sống
Đã có 20 triệu người được cứu mạng trong năm đầu có vaccine COVID-19
08:20' - 24/06/2022
Nghiên cứu cho thấy khoảng 19,8 triệu người có thể đã mất mạng nếu như không có vaccine COVID-19.
-
Đời sống
Hội sách Hà Nội 2022 sẽ diễn ra vào tháng 10
17:06' - 23/06/2022
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về việc tổ chức Hội sách Hà Nội lần thứ VII năm 2022.