Tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do nhu cầu mua sắm hàng Tết
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 28/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2018, tăng 0,73% so với tháng trước, tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,24% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân hai tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,9%.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 9 nhóm hàng tăng giá là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,53%; giao thông tăng 0,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,75%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,74%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,72%. Còn lại các nhóm hàng hóa khác tăng nhẹ.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm nay muộn hơn năm trước rơi vào thời điểm giữa tháng 2 nên nhu cầu mua sắm hàng Tết của người tiêu dùng bắt đầu tăng cao vào ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) và kéo dài đến 30 Tết tức ngày 15/2/2018. CPI tháng 2 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: giá các mặt hàng lương thực tăng 1,44% do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng; các thương lái thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonexia và Philippines. Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng khá cao do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm phục vụ Tết tăng cao như thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống với mức tăng từ 1-8%. Đặc biệt, mặt hàng thịt lợn do mức giá các tháng trước ở mức thấp nên có địa phương giá tăng trên 7%. Theo đó, nhóm thực phẩm tăng 1,71%. Bên cạnh đó, giá xăng dầu mặc dù được điều chỉnh giảm vào ngày 21/2/2018, giá xăng A95 giảm 400đồng/lít, giá xăng E5 giảm 330 đồng/lít, giá dầu diezen giảm 240 đồng/lít nhưng do còn ảnh hưởng của các đợt tăng giá ngày 4/1/2018 và ngày 19/1/2018 nên bình quân tháng 2/2018 giá xăng dầu tăng 1,15% so với tháng trước. Nhu cầu tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán tăng nên giá các mặt hàng về đồ uống, thuốc lá cũng tăng từ 0,5-1,5%. Bên cạnh đó, giá điện sinh hoạt cũng tăng 1,31% do nhu cầu sử dụng điện tháng Tết tăng cao. Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,34% do một số đơn vị kê khai tăng giá chiều đông khách (trước Tết chiều từ Nam ra Bắc, từ thành phố về nông thôn và sau Tết là chiều ngược lại) từ 20%-60% so với giá vé bán ngày thường nhằm bù đắp phần chi phí cho phương tiện chạy chiều vắng khách.Giá vé tàu hỏa tăng 19,26% do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tăng giá vé vào dịp Tết Nguyên đán. Thời gian nghỉ Tết dài ngày nên nhu cầu du lịch tăng cao dẫn tới chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 0,7% so với tháng trước.
Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, còn có một số nguyên nhân kiềm chế CPI trong tháng 2/2018 như: giá gas giảm 5,14% do các doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá từ ngày 01/2/2018 với mức giảm 20.000 đồng/bình 12 kg do giá gas thế giới giảm. Giá rau tươi giảm 1,72% do thời tiết thuận lợi nên sản lượng rau tươi dồi dào và nhiều chủng loại. Cũng trong tháng 2, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, đồng Đô la Mỹ yếu hơn so với “rổ” 6 đồng tiền tạo đà tăng cho giá vàng, bình quân đến ngày 25/2/2018 giá vàng thế giới ở mức 1.336,1 USD/ounce tăng 0,2% so với tháng trước. Ngoài ra, giá vàng trong nước tăng do trong tháng có ngày Thần Tài nên nhu cầu người dân mua vàng tăng. Bình quân tháng 2/2018 giá vàng trong nước tăng 1,83% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 3,7 triệu đồng/chỉ vàng SJC. Ngoài ra, đồng đô la Mỹ suy yếu do các nhà đầu tư khá thất vọng với tốc độ tăng lãi suất của Mỹ trong bối cảnh kinh tế Mỹ, thị trường chứng khoán số 1 thế giới và lạm phát tăng nhanh trong tháng 1/2018 và đạt mục tiêu 2% mà các nhà hoạch định chính sách đã vạch ra trước đó. Trong nước, do lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào cùng với nhu cầu về ngoại tệ đầu năm của doanh nghệp không cao, nên giá đồng USD trong nước ổn định, giá bình quân ở thị trường tự do tháng này ở quanh mức 22.740 VND/USD. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 2/2018 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 1,47% so với cùng kỳ. Trong tháng 2/2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, thực phẩm tươi sống, giá xăng dầu. Lạm phát cơ bản hai tháng đầu năm 2018 so cùng kỳ ở mức 1,32% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều mặt hàng tăng giá khiến CPI tháng 1 tăng 0,51%
15:49' - 29/01/2018
Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa có tới 10 nhóm tăng giá; trong đó, tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế với 1,83%, tăng thấp nhất là nhóm giáo dục với 0,03%.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba kịch bản dự báo chỉ số CPI trong năm 2018
12:23' - 01/01/2018
Dựa trên các yếu tố vĩ mô, tình hình chính trị, kinh tế trong nước và quốc tế, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản dự báo chỉ số CPI trong năm 2018 đều ở mức dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Lương thực thực phẩm là nguyên nhân chính đẩy CPI Hà Nội tăng hơn 3%
21:21' - 29/09/2017
Theo Cục Thống kê Hà Nội, tháng 9 chỉ số giá tiêu dùng của thành phố tiếp tục tăng hơn 3% so với tháng trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
GRDP Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, đạt mức cao nhất trong 5 năm
18:26'
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2025 của Hà Nội ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chủ động rà soát điều chỉnh thuế hàng nhập khẩu nhằm hướng tới cân bằng thương mại
17:54'
Chiều ngày 3/4, tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2025 của Bộ Tài chính, đại diện Bộ Tài chính thông tin xung quanh việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có thể chịu mức thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó cho ngành chăn nuôi hướng tới phát triển bền vững
17:39'
Ngày 3/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị "Phòng chống dịch bệnh và Phát triển chăn nuôi lợn trong tình hình mới" nhằm gỡ khó cho ngành chăn nuôi hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Giá thuê nhà, vật liệu xây dựng tăng, CPI tháng 3 nhích nhẹ
16:58'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 tại Hà Nội đã có sự điều chỉnh nhẹ, tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 0,98% so với tháng 12/2024 và tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái tăng 45%
16:08'
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 đạt hơn 1.312 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
15:49'
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.