Tháng Bảy chờ "nước nhảy lên bờ"
Từ quy luật của tự nhiên là cứ vào tháng Bảy (Âm lịch) hằng năm, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang theo nguồn phù sa và nguồn lợi thủy sản, nên dân gian có câu "Tháng Bảy nước nhảy lên bờ/Sắm rớ, sắm đáy đợi chờ làm ăn".
Thế nhưng, năm nay đã gần hết tháng Bảy mà nước vẫn chưa về. Trên các cánh đồng xả lũ ở vùng đầu nguồn Đồng Tháp, nhiều nơi nước vẫn chưa tràn bờ.
Những cánh đồng chờ... nước
Tại huyện Hồng Ngự - địa phương đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, từ giữa tháng 8/2020, khoảng 9.000 ha đất sản xuất nông nghiệp ở các ô đê bao không an toàn đã được các hộ nông dân chủ động mở đồng, sẵn sàng đón lũ lấy phù sa, thay vì sản xuất lúa vụ 3 như trước đây.
Tuy nhiên, hiện tại mực nước thấp, các cánh đồng xả lũ ở các xã Thường Thới Hậu A, Thường Phước 1, Thường Lạc của huyện Hồng Ngự vẫn chưa có nước ngập đồng, lúa chét (lúa đâm chồi từ gốc rạ) đã xanh um.
Nông dân Nguyễn Văn Học, xã Thường Thới Hậu A cho biết, sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu, các diện tích đất canh tác của ông sẽ được xả lũ để tiêu diệt côn trùng, mầm bệnh, đồng thời giảm nguy cơ thiệt hại do sản xuất tự phát trong thời gian lũ về.
Ngoài ra, để "hồi sức" cho đất, ông Học còn thực hiện biện pháp cày sâu, xới kỹ với mong đợi đất tơi xốp hơn, phù sa được cung cấp sâu khi con nước tràn đồng. Nhưng, con nước nhỏ, ruộng đồng vẫn chưa ngập nước.
Theo ông Học, nếu con nước không lên đồng, vụ Đông Xuân tới ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Bởi nước không ngập thì cỏ nhiều, không diệt được mầm bệnh tồn dẫn trong đất; để bắt đầu vụ mới nông dân bắt buộc phải dẫn nước vào ngâm đồng.
Một mặt, sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, mặt khác, hiệu quả và lượng phù sa cung cấp sẽ không được cao như cánh đồng chạy nước tự nhiên.
Ghi nhận tại cống Xả Mác, xã Thường Thới Hậu A, một trong những miệng cống đầu nguồn được mở đầu tiên để đón lũ, mực nước chỉ ngấp nghé bờ đê trong vài ngày nhưng sau đó thì giảm dần theo triều.
Thường xuyên thăm đồng theo dõi mực nước mỗi ngày, ông Ngô Văn Đột thông tin, vào thời điểm "con nước rong" (nước dâng cao theo triều cường) vào đầu tháng 7 (Âm lịch), cống mở, nước ngoài sông thông thường chảy vào đồng.
Nông dân phấn khởi và chờ con nước lên nhanh, tràn vào đồng. Tuy nhiên, những ngày gần đây, "con nước kém" (mực nước hạ thấp), nước chảy ngược ra sông, khô cả đồng.
Hướng về cánh đồng, ông Đột cũng chỉ biết lắc đầu, "năm nay lũ thấp nhất luôn, còn mấy con nước nữa không biết sao vì thời tiết thay đổi quá".
Nhọc nhằn mưu sinh
Không chỉ nông dân đang ngóng chờ con nước lớn, những người dân mưu sinh từ nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi cũng đang chờ con nước lên.
Do mực nước thấp, họ phải lặn lội đến những đồng sâu hoặc đánh bắt trên các nhánh sông Tiền, sông Sở Thượng nhưng những mẻ lưới đầu mùa năm nay cũng không mấy khả quan.
Ngồi vá lại mảnh lưới với mớ cá ít ỏi trong thau, ông Nguyễn Văn Tỷ, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự tâm sự, đã thành thông lệ, khi đầu tháng 7, công việc mùa vụ đã hoàn tất, nông dân đầu nguồn chuẩn bị các ngư cụ để mưu sinh bằng nghề "bà cậu" lúc nông nhàn.
Nếu các năm trước, thời điểm này, những người giăng lưới như ông đã neo xuồng trên các cánh đồng; nhưng năm nay, từ đầu mùa đến giờ, với giăng 9 tay lưới (đơn vị tính của người làm nghề câu lưới, chiều dài khoảng 30 - 50 m/tay) mắc lưới 3 cm thả trên sông Sở Thượng, ông Tỷ thu nhập khoảng 100 nghìn, có khi chỉ được vài chục nghìn đồng mỗi ngày.
Là dân 15 năm theo nghề đặt lợp cua, anh Nguyễn Văn Đoàn (35 tuổi) ngụ xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, trong những năm gần đây sản lượng cua giảm rất nhiều, nhất là vào những năm nước lũ thấp.
Riêng năm nay, vào thời điểm này, với 300 cái lợp được đặt, cách 2 ngày anh sẽ đi thu hoạch một lần, mỗi đợt cũng chỉ thu được chừng 13-14kg cua.
Ngay cả những người tìm thu nhập bằng việc khai thác rận nước, một loài giáp xác nước ngọt, nhỏ li ti cũng gặp khó khăn khi con nước thấp.
Vợ chồng anh Võ Văn Hơn ngụ xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự chia sẻ, thay vì mực nước trên đồng lên cao, người dân làm nghề có thể dùng ghe, xuồng và tận dụng sức máy để kéo rận nước trên cánh đồng rộng.
Nhưng năm nay nước thấp, mới chỉ tràn một số cánh đồng ở "khu vực lòng chảo" hoặc khu vực bãi bồi nên địa bàn hoạt động của bà con cũng thu hẹp. Vợ chồng anh Hơn phải dùng vợt đẩy bằng tay để "ứng phó" với những đồng cạn.
Anh Hơn nói, hiện giá bán rận nước khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. Với 2 công lao động, mỗi ngày vợ chồng anh cũng thu nhập vài trăm nghìn đồng.
Tuy nhiên, "cũng là ngâm mình nhưng dĩ nhiên kéo máy cũng đỡ cực hơn đẩy tay. Thêm vào đó, nước nhiều - đồng rộng, sản lượng cũng nhiều hơn, thu nhập người dân cũng khấm khá", anh Hơn phân tích.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, hiện mức nước ở khu vực đầu nguồn Tân Châu (An Giang) đo được ngày 8/9/2020 là 1,68 m, thấp hơn 117 cm so với cùng kỳ năm 2019.
Dự báo, mực nước vài ngày tới, mực nước khu vực đầu nguồn sẽ tiếp tục xuống rồi lên lại theo triều. Người dân đầu nguồn đang từng ngày ngóng trông theo con nước lớn – ròng và đặt hy vọng "con nước rong" vào các ngày 30 tháng 7, rằm tháng 8 (Âm lịch) sẽ tràn đồng./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Những mẫu mặc đẹp mỗi ngày nơi công sở
20:07' - 10/09/2020
Chị em phụ nữ mỗi ngày trước khi đi làm đều phải đau đầu suy nghĩ mình nên mặc gì, mix áo nào với váy nào để vừa phù hợp với môi trường công sở mà lại có phong cách thời trang.
-
Đời sống
Từ bệnh nhân trở thành “chiến sĩ” chống dịch COVID-19
08:02' - 10/09/2020
Trong khi nhập viện điều trị COVID-19, anh Mai Anh Đức, bệnh nhân số 687 tại thành phố Đà Nẵng đã ấp ủ xây dựng dự án hỗ trợ cộng đồng chống dịch.
-
Đời sống
“Diệt giặc dốt” ở huyện vùng cao Yên Bái
07:41' - 09/09/2020
Huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, sau 75 năm thực hiện công cuộc "diệt giặc dốt" đã gặt hái được nhiều thành công.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đồng Tháp tuyên truyền về bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
19:38'
Từ lâu, sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Tuy nhiên, số lượng sếu đầu đỏ tìm về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng giảm.
-
Đời sống
Vinamilk tiếp tục đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM
15:59'
Đã có gần 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo cần phẫu thuật tim và mắt đã được hỗ trợ từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM với tổng kinh phí là hơn 8,2 tỷ đồng.
-
Đời sống
Giáng sinh Noel 2024 rơi vào thứ mấy?
14:06'
Noel năm 2024 sẽ rơi vào ngày Thứ 3 - 24/12 và Thứ 4 - 25/12. Bạn nên đánh dấu vào lịch để có thể lên kế hoạch cho những buổi tiệc Giáng sinh, những hoạt động trang trí, cũng như các buổi gặp gỡ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 28/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 28/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 28/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Cảnh báo bẫy lừa đảo khi mua vé concert "Anh trai"
18:04' - 27/11/2024
Công an thành phố Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc người dân cần tỉnh táo để tránh bị lừa đảo khi mua vé các chương trình âm nhạc thông qua các giao dịch, bài đăng trong hội nhóm trên mạng xã hội.
-
Đời sống
DNSE Aquaman Vietnam - cách DNSE truyền cảm hứng theo đuổi giấc mơ
15:04' - 27/11/2024
Mùa thứ ba của giải đấu tiên phong đưa 2 môn phối hợp bơi – chạy (aquathlon) đến với cộng đồng thể thao - DNSE Aquaman Vietnam sắp diễn ra ngày 1/12/2024 tại Vũng Tàu.
-
Đời sống
Thu hồi hàng chục tấn sản phẩm thịt và gia cầm tại Mỹ do nguy cơ nhiễm khuẩn listeria
08:37' - 27/11/2024
Công ty Yu Shang Food đang tiến hành thu hồi hơn 32 tấn sản phẩm thịt và gia cầm chế biến sẵn tại Mỹ do lo ngại những sản phẩm này nhiễm vi khuẩn listeria.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 27/11
05:00' - 27/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 27/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 27/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Quảng Ninh tăng tốc đầu tư công
16:05' - 26/11/2024
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 sau điều chỉnh của tỉnh Quảng Ninh là trên 12.000 tỷ đồng, Hiện, tỉnh đã thực hiện giải ngân đạt trên 41% kế hoạch, thấp hơn so với kỳ vọng, mục tiêu đặt ra.