Thành lập Viện nghiên cứu và đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông
Đây là kết quả hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng nhu cầu công việc, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Theo đó, Viện DCI có mục tiêu thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới và bền vững trong lĩnh xây dựng công trình, hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam. Viện cũng cung cấp nhân sự chất lượng cao về kiến thức và khả năng thực tiễn đã được đào tạo cho các doanh nghiệp; tham mưu chính sách, chiến lược phát triển công nghệ vật liệu và hạ tầng giao thông vận tải.
Viện DCI sẽ tập trung 4 nhiệm vụ chính: Đào tạo gắn liền thực tế "học đi đôi với hành" để sinh viên bắt nhịp được yêu cầu công việc của doanh nghiệp; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thi công; Tư vấn công nghệ và thực hiện dự án; Đầu mối hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp lớn trên thế giới thông qua tìm kiếm, sàng lọc, nhập khẩu các chương trình đào tạo, công nghệ mới phù hợp với điều kiện Việt Nam…
Theo ông Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở đào tạo. Bên cạnh các nhiệm vụ chính, thời gian tới, Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố và Tập đoàn Đèo Cả sẽ hướng tới xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm của ngành giao thông, làm chủ các thí nghiệm đặc thù mà Việt Nam chưa làm chủ như hầm gió, động đất, kết cấu nhịp lớn, cầu treo dây võng, cầu treo dây văng...
Đánh giá cao việc thành lập Viện DCI, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn cho rằng, đây là một mô hình mới, có tính sáng tạo. Với chức năng tham mưu cho Đảng, mô hình này sẽ được Ban Tuyên giáo Trung ương tham khảo đưa vào văn kiện để xây dựng đề án đổi mới giáo dục, công nghệ. Cách làm đổi mới sáng tạo sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia cho ngành giao thông vận tải cũng như các lĩnh vực khác.
Trong định hướng phát triển, Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả được kỳ vọng trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ về giao thông vận tải có uy tín ở trong nước và khu vực. Viện cũng sẽ đón đầu xu thế xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc ở Việt Nam, các công nghệ mới trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện nay chúng ta đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km cao tốc, năm 2030 đạt khoảng 5.000 km và tầm nhìn đến năm 2050 đạt khoảng 10.000 km cao tốc. Bên cạnh đó, chiến lược đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao và hệ thống metro cũng được xác định thực thi trong giai đoạn 2025-2035. Điều này đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực của xã hội, đặc biệt là cần nguồn nhân lực vô cùng lớn về số lượng lẫn chất lượng mới có thể đáp ứng được mục tiêu này./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đề xuất bãi bỏ quy định không phù hợp về đầu tư, kinh doanh
08:37' - 29/09/2023
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương sẽ triển khai nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện chỉ số PCI và hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.
-
DN cần biết
Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu
15:02' - 28/09/2023
Với nguồn dược liệu đa dạng, phong phú, ngành sản xuất đang phát triển theo hướng bền vững Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế.
-
DN cần biết
Chuyển đổi xanh để xuất khẩu bền vững sang thị trường chủ chốt
15:49' - 27/09/2023
Để xuất khẩu bền vững, đáp ứng quy chuẩn của thị trường chủ chốt, cần những giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi giá trị.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21'
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
-
DN cần biết
Dệt may Việt Nam trước áp lực chuyển mạnh sang số hóa
09:00' - 03/05/2025
Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ để phát triển bền vững.