Tháo gỡ bất cập chính sách, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
Làm thế nào cởi trói cho doanh nghiệp tư nhân dồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đóng góp hiệu quả hơn vào tăng trưởng kinh tế đất nước là nội dung được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại Hội thảo tháo gỡ chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh phối hợp báo Nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, chiều 21/3.
Để có thể thực sự giải quyết, tháo gỡ được các điểm nghẽn và phát huy được tiềm năng, sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân thời gian tới, ông Thái Thanh Quý nhấn mạnh cần tạo tinh thần đổi mới, khí thế mới và sự hứng khởi trong toàn xã hội về việc vươn lên của nền kinh tế, coi đây là cơ hội lịch sử không thể chậm trễ hơn. Trong số đó cần thực hiện cuộc cách mạng về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng nhất cho mọi thành phần kinh tế; trong đó có kinh tế tư nhân phát triển, xóa bỏ các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường; tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi và bình đẳng của kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác về các nguồn lực, đặc biệt là vốn, tài nguyên và nguồn lực dữ liệu…
Song song đó, xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng cho các nhóm chủ thể trong khu vực kinh tế tư nhân, từ doanh nghiệp lớn đến vừa và nhỏ, cũng như các hộ kinh doanh cá thể. Về phía cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phải phát huy hơn nữa sự năng động, sức sáng tạo và chủ động trong việc từ bỏ tư duy phi chính thức để thực hiện quản trị doanh nghiệp hiện đại.Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lã Thị Lan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc chia sẻ, trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, doanh nghiệp tư nhân đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình và chủ động thực hiện các bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước hết, tái cấu trúc doanh nghiệp và chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách. Việc số hóa quy trình hoạt động, áp dụng công nghệ hiện đại và nhanh chóng chuyển đổi xanh không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn là yếu tố sống còn để khẳng định vị thế trên thương trường trong và ngoài nước.
Đầu tư vào hạ tầng và công nghệ cao là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao vị thế cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp cũng xác định, liên kết chuỗi giá trị và hội nhập quốc tế là con đường tất yếu. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp tư nhân vẫn phát triển manh mún, thiếu sự liên kết chặt chẽ, cần thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa các doanh nghiệp trong nước, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. “Doanh nghiệp mong muốn Nhà nước và Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn để tháo gỡ các rào cản pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn, đất đai, cũng như xây dựngmôi trường kinh doanh minh bạch. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Khi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), cần đặt ra các điều kiện ràng buộc với các doanh nghiệp FDI về liên kết với doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ, giúp doanh nghiệp nội địa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.Việc này không chỉ giúp nâng cao năng lực sản xuất trong nước mà còn đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và có chiều sâu.”, bà Lã Thị Lan nêu kiến nghị. Trong khi đó, ông Trịnh Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng thì cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, cần tập trung vào ba trụ cột chính của nền kinh tế gồm đẩy mạnh đầu tư công, thu hút đầu tư FDI có chọn lọc và cải thiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Để hiện thực hóa các mục tiêu này, cần triển khai đồng bộ một số giải pháp cụ thể, như cần mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép cho các dự án đầu tư. Đồng thời, cần có chiến lược phát triển phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp - từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đến các hộ kinh doanh cá thể. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cần được khuyến khích, hỗ trợ để phát huy nội lực, vươn lên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác và đầu tư ở quốc tế. “Sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững. Trong số đó, vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn cần được phát huy, đồng thời môi trường kinh doanh cũng phải thật sự thuận lợi, minh bạch và ổn định để tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển”, ông Trịnh Tiến Dũng nhấn mạnh.- Từ khóa :
- thành phố hồ chí minh
- kinh tế tư nhân
- hội nhập
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi hành chuyến tàu cao tốc đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo
14:08' - 21/03/2025
Chuyến tàu cao tốc đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo khởi hành vào ngày 29/3 tới đây, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, giúp người dân và du khách có thêm lựa chọn linh hoạt, hơn đến Côn Đảo.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh đầu tư 142 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sông
21:56' - 20/03/2025
Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt dự án phòng chống sạt lở bờ sông, kênh rạch tại hai vị trí ở huyện Nhà Bè và thành phố Thủ Đức với tổng mức đầu tư 142 tỷ đồng.
-
Thị trường
Thành phố Hồ Chí Minh tuyển dụng gần 7.000 vị trí việc làm chuyên ngành
20:20' - 20/03/2025
Gần 150 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyển dụng gần 7.000 vị trí việc làm chuyên ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn SYRE, Thụy Điển
21:17'
Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn SYRE, Thụy Điển và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước 31/12/2026
20:39'
Ngày 23/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
20:28'
Chiều 23/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng đôn đốc tiến độ xây dựng sân bay Long Thành
20:05'
Phó Thủ tướng giao các bộ khẩn trương triển khai thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ các hạng mục công trình, hoàn thành đồng bộ, đưa Dự án vào vận hành khai thác theo chỉ đạo của Thủ tướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners
19:34'
Chiều 23/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Daniel Rosen, Giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
19:17'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch cung ứng điện dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam
16:50'
Công tác chuẩn bị đảm bảo điện đang diễn ra theo kế hoạch nhằm đảm bảo cấp điện tuyệt đối an toàn trong suốt thời gian diễn ra các hoạt động kỷ niệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk - Đường lớn đã mở, kiến tạo không gian
15:23'
Chủ trương của Đảng hợp nhất Đắk Lắk với Phú Yên vừa hướng tới tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, vừa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội theo quy mô lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp nhất Phú Yên và Đắk Lắk - Tiềm năng “vàng” từ sự “cộng hưởng”
13:56'
Với thế mạnh về nông nghiệp và nhiều dư địa để phát triển, việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sẽ mở ra không gian lớn hơn, cơ hội mới cho doanh nghiệp, hình thành một vùng nông nghiệp liên hoàn.