Thế giới có thể làm gì để ngăn chặn thảm họa hạt nhân? (Phần 2)
Chủ tịch Diễn đàn Luxembourg về ngăn chặn thảm họa hạt nhân Vyacheslav Kantor lo ngại chỉ ra rằng ngày nay trong ngôn ngữ của giới quân sự tại nhiều nước đã nhắc đến khả năng của một cuộc chiến tranh hạt nhân chiến lược hạn chế, và giữa các lời chỉ trích lẫn nhau, “thế giới vô tình trượt dần về phía chiến tranh hạt nhân”.
Thêm một vấn đề lớn nữa là các chính trị gia gắn an ninh hạt nhân với các mục tiêu trong nước. Chính vì vậy, niềm tin bị giảm sút và cùng với nó là khả năng đàm phán của các nước.
Giới chuyên gia cho rằng Tổng thống Trump muốn đưa ra giải pháp cho vấn đề Triều Tiên hoặc xem xét lại kết quả thỏa thuận với Tehran không chỉ để giải quyết bất đồng, mà để tạo ra một hiệu quả nội chính trị và củng cố thêm vị thế trong nước của mình.
Đặc biệt là khi thỏa thuận với Tehran rõ ràng đang đạt kết quả, Iran đang thực hiện tất cả các nghĩa vụ đã cam kết và được các chuyên gia và quan sát viên công nhận.
Quan hệ giữa Nga với các nước phương Tây hiện nay được giới chuyên gia đánh giá là một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Tuy nhiên, như trên đã nói, ngay cả trong thời kỳ căng thẳng nhất, Moskva và Washington vẫn duy trì các cuộc tiếp xúc, và nếu mất đi đối thoại thì hậu quả sẽ vô cùng tiêu cực.Theo giáo sư Roald Sagdeev, hiện nay không có cơ chế nào để khôi phục lại các cuộc tiếp xúc cấp cao và tìm ra giải pháp cho quan hệ hai nước. Nếu quan hệ Mỹ-Nga một lần nữa rơi vào khủng hoảng, ví dụ như thời khủng hoảng Cuba, thì ngoài “ranh giới đỏ” giữa Điện Kremlin và Nhà Trắng, không còn một cơ chế nào khác.Song ngay cả “ranh giới đỏ” này thời gian gần đây cũng không còn hiệu quả. Ông William Perry đặc biệt nhấn mạnh rằng trong quan hệ căng thẳng giữa hai nước còn bổ sung thêm các nhân tố nguy hiểm chưa hiện diện dưới thời Chiến tranh lạnh.
Nguy cơ lớn thứ nhất là chủ nghĩa khủng bố hạt nhân nếu đại diện của nhóm cực đoan tiếp cận được với vũ khí hạt nhân. Rủi ro tiềm tàng thứ hai là tái diễn xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Và thứ ba là Triều Tiên, trong trường hợp Bình Nhưỡng cảm nhận được mối đe dọa đến chế độ của mình, họ sẽ sẵn sàng tấn công vào Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.Ông Perry chỉ ra rằng chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan có thể khiến hàng chục thành phố bị tấn công hạt nhân. Và nếu chiến tranh nổ ra tại Hàn Quốc và leo thang thành chiến tranh hạt nhân, nguy cơ Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Seoul và Tokyo sẽ rất cao.Vì vậy, chiến tranh hạt nhân cũng như xung đột hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan có thể gây ra thiệt hại về người, với số lượng không kém số nạn nhân của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ khác là nạn nhân chết trong vòng 6 giờ, chứ không phải 6 năm.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cũng nói riêng về vấn đề vũ khí hạt nhân rơi vào tay khủng bố, ông nhắc đến kịch bản sử dụng cái gọi là “bom bẩn”, đó là một hình thức phổ biến vũ khí hạt nhân kết hợp với nguy cơ các nước bị xua đuổi phổ biến công nghệ hạt nhân.Theo ông Blair, vấn đề đe dọa tin học cũng liên quan chặt chẽ với thách thức đó, ví dụ khủng bố có thể không tiếp cận được với vũ khí hạt nhân, song có thể có công nghệ phá vỡ hoặc gây tổn hại đến các cơ sở quản lý hoặc lưu giữ hệ thống hạt nhân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giám đốc CIA cảnh báo Triều Tiên sắp hoàn thiện khả năng tấn công hạt nhân Mỹ
10:38' - 20/10/2017
Cảnh báo trên được ông Pompeo đưa ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đe dọa tấn công lục địa Mỹ bằng một tên lửa tầm xa gắn đầu đạn hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Iran phối hợp hành động nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân
18:15' - 19/10/2017
Ngày 19/10, Nga và Iran đã thảo luận tình hình xung quanh JCPOA sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối xác nhận Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Triều Tiên: Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về cách tiếp cận chung
10:34' - 18/10/2017
Ngày 18/10, các nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về cách tiếp cận chung trước mối đe dọa đang gia tăng từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Mỹ có thể gánh hậu quả nặng nề rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran
19:21' - 09/10/2017
Những hệ quả tiêu cực sẽ xảy ra nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không theo đuổi thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.