Thế giới trong "vòng xoáy" giá năng lượng tăng cao - Bài cuối: Đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá xăng dầu
Với việc giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao sau quyết định cấm nhập khẩu dầu từ Nga của Tổng thống Mỹ Joe Biden, “bài toán” vừa đảm bảo nguồn cung và vừa bình ổn giá xăng dầu trong nước đang đặt ra thách thức lớn với Việt Nam, nhất là khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chưa thể đạt công suất đầy đủ.
Hai giải pháp tình thế đảm bảo nguồn cung
Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đi vào hoạt động, cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nguồn cung xăng dầu trong nước đã đáp ứng được 70-75% nhu cầu.Khoảng 25-30% nhu cầu còn lại được Bộ Công Thương giao cho 35 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam.
Tuy nhiên, với việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do các khó khăn nội tại, nguồn cung xăng dầu trong nước bị thiếu hụt đáng kể, gây nên tình trạng miền Bắc và miền Trung khan hiếm xăng dầu, một vài tỉnh thành phía Nam có hiện tượng thiếu hụt. Để bù đắp lượng xăng dầu thiếu hụt này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã yêu cầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất lên 105% từ ngày 7/2 để bù đắp thiếu hụt khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất. Tuy nhiên, mức tăng này của Nhà máy lọc dầu Dung Quất không thể bù đắp hết sản lượng thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, mặc dù lãnh đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã cam kết sẽ hoạt động 100% công suất trong tháng 4 tới để đảm bảo cung ứng đủ nhưng cho đến nay chưa có văn bản chính thức. Để đảm bảo nguồn cung nhiên liệu “huyết mạch” cho nền kinh tế, Bộ Công Thương đã giao 10 doanh nghiệp đầu mối trong tổng số 35 doanh nghiệp nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 xăng dầu (gồm 840 nghìn m3 xăng và 1,56 triệu m3 dầu) để bù đắp thiếu hụt, đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng trong quý II/2022 nếu Lọc hóa dầu Bình Sơn không đủ cung ứng. Với chỉ tiêu nhập khẩu thêm được giao chiếm tới 45% tổng lượng nhập khẩu chung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Nguyễn Xuân Hùng cho biết, ngay sau khi Nhà máy có thông báo giảm sản lượng, Petrolimex đã rà soát lại các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác và thực hiện ký kết ngay từ đầu năm 2022, trước khi có sự chỉ đạo của Bộ Công Thương.Bên cạnh đó, Petrolimex cũng ký kết các hợp đồng mới phù hợp với chỉ tiêu và sản lượng mà Bộ Công Thương giao cho Petrolimex phải nhập khẩu.
Là một trong 10 doanh nghiệp được giao nhập khẩu thêm xăng dầu là Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Phó Tổng giám đốc Lê Minh Quốc cho biết Công ty nhập khẩu xăng dầu về từ 4 nguồn: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc. Hiện Công ty đang đàm phán với tất cả các nhà cung cấp để tìm ra phương án nhập khẩu với giá cả hợp lý nhất. Với việc tăng công suất lọc dầu trong nước và tăng nhập khẩu như vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 mới đây khẳng định từ quý II trở đi sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, cùng với hai giải pháp tình thế để đảm bảo nguồn cung trong nước, giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm xăng dầu cần tiếp tục được thực hiện quyết liệt trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang biến động rất bất lợi như hiện nay, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết.Sử dụng linh hoạt công cụ thuế
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 160/CĐ-TTg, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương, ý kiến tham gia thống nhất của các Bộ và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4 - 31/12/2022.Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít.
Như vậy, thuế môi trường với xăng trong phương án được Bộ này đưa ra chiều tối ngày 10/3 đã giảm 50% so với phương án trước đó Bộ Tài chính đề xuất để xin ý kiến đóng góp của các bộ, ban ngành liên quan.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng như vậy sẽ góp phần giảm áp lực tăng giá xăng dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới liên tục tăng mạnh như thời gian gần đây. Theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo, khi giá dầu quốc tế lên cao ở mức ba con số như hiện nay, việc điều chỉnh các sắc thuế để bình ổn giá xăng dầu trong nước là thực sự cần thiết. Hiện Việt Nam có rất nhiều hiệp định thương mại; trong đó ưu tiên nguồn xăng dầu của các nước ASEAN với mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, ưu đãi thuế như vậy vô hình chung lại hạn chế các doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm các nguồn khác. Trong khi đó, nguồn cung cấp dầu ASEAN cũng hạn chế nên giá có xu hướng đẩy lên do các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN. Vì vậy, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế thuế tối huệ quốc (MFN) đối với xăng dầu, trước mắt trong năm 2022 đưa về bằng mức thuế ASEAN để tăng khả năng mở rộng tìm kiếm nguồn hơn, trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính trên cơ sở sắc thuế dưới dạng tỷ lệ phần trăm hiện nay (nhập khẩu xăng 8%, tiêu thụ đặc biệt 10%) nên đưa về số tuyệt đối giống như các nước khác và giống như thuế môi trường với xăng dầu để giá xăng dầu ít chịu áp lực về thuế. Thực tế là với cách tính tỷ lệ phần trăm đối với thuế như hiện nay, giá dầu càng cao thì phần ngân sách gánh trong giá bán sẽ tăng lên tương ứng. Đây là điểm vô lý trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chỉ rõ. Cũng theo ông Bảo, giá xăng dầu trong nước sẽ dần phải tiệm cận giá thị trường và đây là giải pháp duy nhất đối với nền kinh tế bởi không thể có đủ nguồn bù lỗ cho xăng dầu một cách dài hạn. Thực tế là năm 2008 khi giá dầu lên 147 USD/thùng, Việt Nam đã phải bù lỗ xăng dầu hơn 23.000 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn vào thời điểm năm 2008, ông Bảo cho biết. Tại Việt Nam, khi giá dầu quốc tế biến động lớn như thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã sử dụng một phần rất lớn quỹ bình ổn để kiềm chế giá xăng dầu. Tuy nhiên, quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ có tác dụng giúp mức độ giá xăng dầu không gia tăng đột biến ở một thời điểm nhất định và ngắn chứ không phải là một quỹ có thể bình ổn giá xăng dầu. Vì vậy, giải pháp căn cơ ở đây chính là các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu cơ chế điều hành giá linh hoạt và tiệm cận gần hơn với giá thế giới, ông Bảo khẳng định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới trong "vòng xoáy" giá năng lượng tăng cao - Bài 2: Hệ lụy từ các biện trừng phạt kinh tế
10:07' - 15/03/2022
Việc giá hàng hóa tăng cao sẽ làm dấy lên mối đe dọa về viễn cảnh lạm phát tồi tệ nhất đối với các nền kinh tế nhập khẩu năng lượng kể từ cú sốc giá dầu mỏ tăng cao trong những năm 1970.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới trong "vòng xoáy" giá năng lượng tăng cao - Bài 1: Câu chuyện không của riêng ai
09:54' - 15/03/2022
Giá dầu tăng mạnh trong những ngày qua đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thế giới đối mặt với cú sốc năng lượng lớn nhất trong lịch sử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18'
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29' - 19/05/2025
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14' - 19/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.