Thẻ vàng của EU - bài học cho các quốc gia phát triển bền vững
Trước tình trạng này, Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng biện pháp phạt thẻ vàng đối với hàng chục quốc gia và vũng lãnh thổ do tình trạng đánh bắt cá trái phép tràn lan.
Trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Thái Lan đã nhận thẻ vàng từ EU vào tháng 4/2015, còn Campuchia đã nhận thẻ đỏ vào tháng 3/2014. Riêng Philippines đã nhận thẻ vàng vào tháng 6/2014 nhưng đã được xóa chỉ 10 tháng sau đó, nhờ vào việc tuân thủ các quy định đánh bắt thủy sản của luật pháp quốc tế.
Hành trình đến … thẻ vàng Theo thuật ngữ quốc tế, IUU nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý. Quy định này bao gồm ba tiêu chuẩn với những hải sản nhập khẩu vào EU. Đầu tiên là hoạt động đánh bắt cá trái phép, nghĩa là các tàu cá đánh bắt thủy sản ở những vùng biển trái phép hoặc cấm đánh bắt. Những tàu cá không được cấp phép đánh bắt cá hay vi phạm quy định khai thác hải sản của quốc gia, quốc tế cũng bị liệt vào nhóm trên.Tiếp đó, IUU quy định những hoạt động khai thác hải sản cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những quy định của pháp luật trong nước lẫn quốc tế. Yếu tố cuối cùng yêu cầu các tàu đánh cá treo cờ của một quốc gia nào đó và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực.
EU hợp tác chặt chẽ với các quốc gia ngoài liên minh nhằm mở rộng ảnh hưởng của IUU.Theo các nhà hoạch định chính sách, IUU giúp các nhà đánh bắt hải sản hợp pháp có thể cạnh tranh công bằng hơn với những tàu cá khai thác trái phép. Ngoài ra, EU cho rằng việc đánh bắt quá mức ở một vùng biển có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái của những vùng biển khác, qua đó tác động đến nguồn lợi thủy sản của khu vực này.Vì vậy, thị trường EU cấp giấy phép IUU cho tất cả các lô hàng hải sản xuất nhập khẩu qua nơi đây.Kể từ năm 2010, những quy định về IUU yêu cầu tất cả những lô hàng hải sản nhập khẩu vào thị trường EU phải kê khai thông tin về loài cá đánh bắt, địa điểm khai thác, ngày bắt và loại tàu đánh bắt cùng tất cả những phương tiện tham gia.
Tất nhiên EU không thể kiểm tra hết được xuất xứ mà chỉ thí điểm. Nếu tỷ lệ vi phạm cao thì EU sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng của nơi xuất xứ trong vòng ít nhất 6 tháng, hay còn gọi là phạt thẻ vàng. Trong trường hợp tình hình đánh bắt hải sản của nước xuất xứ được cải thiện theo quy định IUU, thẻ vàng sẽ bị dỡ bỏ. Ngược lại, nếu không có gì cải thiện thì những lô hàng hải sản từ các quốc gia này sẽ bị phạt thẻ đỏ - nghĩa là bị cấm nhập khẩu vào thị trường EU, đồng thời bị đưa vào danh sách theo dõi. Năm 2015, EU từng cảnh cáo “thẻ vàng” đối với Thái Lan vì chính phủ đã không kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền đánh cá và đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm hải sản. Cảnh báo này đồng nghĩa rằng nếu Chính phủ Thái Lan không cải thiện cách quản lý hoạt động đánh bắt hải sản, nước này sẽ bị cấm xuất khẩu hải sản vào thị trường EU. Ngay sau đó, Chính phủ Thái Lan đã ban hành quy định IUU, yêu cầu các tàu thuyền treo biển số đăng ký, đồng thời công bố danh sách các phương tiện có giấy phép hoạt động cho tất cả cảng biển. Cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh việc tháo dỡ các tàu thuyền không có chủ sở hữu.Ngoài ra, các tàu thuyền có giấy phép buộc phải có thiết bị theo dõi định vị toàn cầu (GPS). Theo các quan chức Thái Lan, đã có gần 10.000 tàu thuyền đánh bắt đăng ký hoạt động tính đến giữa tháng 8/2018 và số lượng tàu thuyền bất hợp pháp cũng đã giảm mạnh.
Nếu EU phạt thẻ đỏ, thủy sản của Thái Lan sẽ bị cấm xuất khẩu sang các nước thành viên EU. Theo các nhà phân tích, lệnh cấm xuất khẩu thủy sản Thái Lan sang châu Âu sẽ làm ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á khác. Vì vậy, ngành thủy sản Thái Lan cần tăng cường nỗ lực hợp tác với chính phủ nước này để giải quyết vấn đề trên. Kinh nghiệm khắc phục Với vị thế là thị trường tiêu thụ lớn, các quy định IUU của EU đã khiến rất nhiều quốc gia siết chặt quy định khai thác hải sản. Ví dụ năm 2013, EU phạt thẻ vàng với Hàn Quốc và không lâu sau đó đến lượt Mỹ cũng liệt các lô hàng hải sản của nước này vào dạng cần theo dõi.Sức ép lớn từ hai thị trường đã khiến Hàn Quốc nỗ lực hành động nhằm siết chặt các quy định về đánh bắt hải sản.Sau những động thái khắc phục tích cực của Hàn Quốc, EU đã dỡ bỏ thẻ vàng cho quốc gia này vào tháng 4/2015.
Theo các chuyên gia, thẻ vàng nên được coi là động lực giúp các nước hiện đại hóa ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh.Là một trong những quốc gia đã từng bị EU rút thẻ vàng vào năm 2014, Philippines đã rất nhanh chóng gỡ được chiếc thẻ này chỉ trong 10 tháng sau đó nhờ vào những nỗ lực rất cao của nước này.
Ủy viên châu Âu về môi trường, các vấn đề hàng hải và thủy hải sản Karmenu Vella cho hay cả Hàn Quốc và Philippines đều đã có những hành động trách nhiệm trong việc sửa đổi, cải cách hệ thống pháp luật nhằm hướng tới một cách tiếp cận chủ động hơn trong cuộc chiến chống lại nạn đánh bắt cá bất hợp pháp.Đặc biệt, EU thừa nhận Philipines rất có thiện chí hợp tác và đã bắt tay vào thực hiện một loạt cải cách nhằm nâng cấp hệ thống quản lý thủy sản để đến bây giờ hệ thống này đã có thể sánh ngang với luật quốc tế.
Những cải cách mà Philippines đưa ra tập trung vào ba nội dung chính là: Sửa đổi hệ thống khung pháp lý, trọng tâm là Luật Thủy sản và nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm; cải tổ bộ máy quản lý nghề cá, tập trung vào tăng biên chế cho cơ quan thực thi pháp luật và tăng ngân sách cho thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động khai thác trên biển; triển khai chương trình thực thi pháp luật, tập trung vào truy xuất nguồn gốc.Ngoài ra, thông qua Cơ quan Nguồn lực thủy hải sản và Nông nghiệp Philippines (BFAR), Chính phủ Philippines khi đó đã bắt đầu đào tạo thêm lính canh biển cũng như tiến hành thu mua các thiết bị giám sát và quản lý tàu thuyền.
Về phần mình, hai quốc gia khác là Ghana và Papua New Guinea cũng đã thành công trong việc giải quyết những thiếu sót trong hệ thống quản lý nghề cá của họ kể từ khi nhận được cảnh báo của EU hồi tháng 11/2013 và tháng 6/2014. Ghana và Papua New Guinea đã sửa đổi khuôn khổ pháp lý để chống khai thác IUU, củng cố hệ thống xử phạt, tăng cường giám sát và quản lý đội tàu và tuân thủ theo pháp luật quốc tế.Trong khi đó, tại Thái Lan, theo một nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã của nước này, EU vẫn duy trì thẻ vàng đối với “xứ chùa Vàng” do các vấn đề liên quan đến IUU. EU rõ ràng đã tìm thấy sự khác biệt trong phân loại thuyền tại Cục Hàng hải và dự kiến sẽ xem xét việc thực thi pháp luật nghiêm ngặt, quản lý hiệu quả các lệnh hành chính và khung thời gian rõ ràng.
Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Thái Lan Chatchai Sarikulya, người giám sát tiểu ban về các giải pháp chống IUU, cho biết Trung tâm Giám sát Thủy sản (FMC) cần nâng cấp hoạt động và nhân viên của FMC.Ông Chatchai đã chỉ định Trung tâm Điều hành chống khai thác bất hợp pháp gửi năm nhân viên đến FMC để giúp đào tạo và theo dõi lực nhân viên ở đó trong ba tháng tới. Ông Chatchai cho biết ông cũng chỉ thị cho các cơ quan pháp luật, từ cảnh sát cho các công tố viên và tòa án công cộng tăng cường phối hợp và hiệu quả và chờ đợi kết quả tích cực từ các hoạt động trên./.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khắc phục "thẻ vàng" để hình thành nghề cá bền vững
16:04' - 30/10/2018
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: "Quyết tâm của Việt Nam là khắc phục được "thẻ vàng" của EC, từ đó hình thành nghề cá phát triển bền vững".
-
DN cần biết
Khắc phục "thẻ vàng" IUU - Bài 2: Hướng tới xây dựng nghề cá bền vững
10:55' - 18/10/2018
Trước thực tế của nghề cá hiện nay, các địa phương, doanh nghiệp xác định, "thẻ vàng" sẽ là động lực để khai thác tập trung cải tổ lại nghề cá, chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm.
-
DN cần biết
Khắc phục "thẻ vàng" IUU - Bài 1: Gỡ vướng khâu xác nhận nguồn gốc nguyên liệu
10:43' - 18/10/2018
Sau một năm triển khai các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngư dân, Việt Nam đã đạt được một số kết quả rất quan trọng trong việc chống khai thác IUU.
-
Kinh tế & Xã hội
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU
16:02' - 04/10/2018
Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường vừa có ý kiến chỉ đạo các địa phương ven biển tăng cường triển khai các biện pháp chống khai thác IUU.
-
Doanh nghiệp
Không tháo gỡ "thẻ vàng", ngành thủy sản Việt Nam mất cơ hội xuất khẩu
18:40' - 25/09/2018
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU cho biết hộ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.