Khắc phục "thẻ vàng" IUU - Bài 1: Gỡ vướng khâu xác nhận nguồn gốc nguyên liệu
Sau một năm nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngư dân nhằm thực hiện chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng trong việc chống khai thác IUU.
Tuy vậy, việc khắc phục "thẻ vàng" IUU vẫn còn bề bộn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong quản lý các tàu cá, thủ tục xác nhận nguyên liệu cho doanh nghiệp. Hành trình gỡ "thẻ vàng" cũng như xây dựng nghề cá có trách nhiệm, hướng đến sự phát triển bền vững vẫn cần sự cố gắng rất lớn của các bên liên quan. Bài 1: Gỡ vướng khâu xác nhận nguồn gốc nguyên liệu Theo các chuyên gia, mặc dù EC đưa ra nhiều khuyến nghị để Việt Nam khắc phục "thẻ vàng" về IUU, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các yêu cầu liên quan đến quản lý tàu cá đánh bắt trên biển và quản lý các tàu cập cảng để truy xuất nguồn gốc hải sản rõ ràng. Đây cũng là những vấn đề mà các địa phương, doanh nghiệp có kiến nghị cần phải tháo gỡ trong thời gian sớm nhất và đang tập trung khắc phục khó khăn. * Xuất khẩu gặp khó vì... thiếu tin nhắn Ngày 23/10/2017, hải sản Việt Nam bị Uỷ ban Châu Âu (EC) cảnh báo rút “thẻ vàng” vì cho rằng chưa đáp ứng các quy định về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Để thực hiện yêu cầu này, Việt Nam đã cơ bản nội luật hóa các quy định của quốc tế, khu vực về IUU trong Luật Thuỷ sản năm 2017; nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp về chống khai thác IUU Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt; việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển có bước tiến bộ… Tuy nhiên, thực tế tại các địa phương đang vấp nhiều khó khăn, đặc biệt là với doanh nghiệp, ngư dân.Với việc chiếm đến 60-70% thị phần xuất khẩu, nhiều năm nay, EU là thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình Định. Việc hải sản Việt Nam bị giơ "thẻ vàng" đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp này trong thời gian qua.
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu hải sản của doanh nghiệp sang thị trường EU giảm từ 20 – 30% so với cùng kỳ. Chưa hết, gần như 100% lô hàng xuất khẩu sang EU đều bị kiểm tra khiến doanh nghiệp phát sinh thêm nhiều chi phí và hệ luỵ... Từ thực tế của doanh nghiệp, bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Bình Định cho biết, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thu mua và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu khai thác. Khi thu mua nguyên liệu tại cảng cá ở Bình Định (gồm cảng cá Quy Nhơn và Hoài Nhơn), công ty đều báo cáo và mời nhân viên của cảng cá đến trực tiếp cùng tham gia xác nhận số lượng, nguồn gốc nguyên liệu. Tuy nhiên, do điều kiện nhân lực, vật lực ở các cảng cá, nhận thức của ngư dân về ghi nhật ký khai thác… còn khá hạn chế nên đã ảnh hưởng lớn đến việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu. Thậm chí, ngay cả khi hồ sơ đã cập nhật đủ thông tin rồi nhưng do cảng cá chưa có cơ sở dữ liệu để đối chiếu nên lại phải chuyển tất cả hồ sơ lên Chi cục Thủy sản Bình Định kiểm tra rồi mới gửi xuống cảng cá để xác nhận. Những điều này đã khiến thời gian xác nhận nguyên liệu bị kéo dài 2-3 tháng. Từ tháng 3/2018 đến nay, công ty này chỉ mua được từ 30-40% nguyên liệu đạt yêu cầu của EU, ảnh hưởng rất lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cho biết, theo quy định các tàu phải gửi tín hiệu thông báo vị trí của tàu, số lượng tin nhắn không thống nhất chung mà tùy theo yêu cầu của mỗi Chi cục Thủy sản. Do đó, một số tàu chỉ nhắn đủ số lượng tin nhắn theo quy định để làm thủ tục về sau, sau đó không nhắn tin nữa. Bất cập này cũng khiến các doanh nghiệp không được cảng cá xác nhận nguyên liệu với những lô không có được dữ liệu tin nhắn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), việc ách tắc trong quy trình xác nhận nguồn gốc nguyên liệu hải sản khai thác đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến hải sản gặp khó, do thiếu nguyên liệu sản xuất. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu hải sản của Việt Nam trong thời gian qua. Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.Pro thông tin, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU bị tác động đáng kể và có xu hướng sụt giảm liên tục kể từ sau ngày 23/10/2017 – thời điểm hải sản Việt Nam bị EC rút "thẻ vàng" về IUU. Trong 8 tháng năm nay, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương ở mức 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên xuất khẩu hải sản sang EU lại giảm đến 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này đã khiến thị phần xuất khẩu hải sản của Việt Nam ở thị trường này bị thu hẹp lại, chỉ còn chiếm khoảng 12%, thay vì 16-17% như trước đó. * Gỡ vướng cho các cảng cá Theo quy định của Thông tư 02/TT-BNNPTNN (Thông tư 02) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 31/01/2018 liên quan đến xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản khai thác, nhiệm vụ xác nhận nguyên liệu khai thác từ Chi cục Thủy sản được chuyển sang Ban quản lý các cảng cá phụ trách.Trong khi đó, các cảng cá lại thiếu nguồn lực, nhân lực, cơ sở hạ tầng… để đáp ứng yêu cầu mới này khiến việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu cho doanh nghiệp bị gián đoạn trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Bửu Gioãn, Phó Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Quảng Ngãi cho biết, các công việc giao cho cảng cá theo Thông tư 02 hiện quá nặng nề đối với các cảng cá. Bởi lẽ, ngoài bộ phận lãnh đạo, nhân lực ở các cảng cá còn rất hạn chế về trình độ, nhân viên lâu nay chỉ làm các công việc như: thu tiền, sắp xếp tàu thuyền.
Trong khi nhiệm vụ mới hiện nay các cảng cá phải làm từ khâu quản lý, thống kê, báo cáo… tàu cá, sản lượng khai thác, khối lượng công việc tăng mà trình độ nhân viên còn hạn chế nên việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác đang rất nặng nề đối với các cảng cá.
Mặt khác, việc xây dựng bến thuyền ở các cảng cá chưa hợp lý, khiến cho phần lớn các tàu thuyền đánh cá vẫn vào các cảng truyền thống của ngư dân, cảng tư nhân. Sản lượng hải sản khai thác được cảng cá thống kê, chứng nhận vì thế mà rất ít, chỉ chiếm không quá 10% tổng sản lượng khai thác của ngư dân. Còn theo đại diện Ban quản lý các Cảng cá tỉnh Tiền Giang, việc xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản khai thác theo Thông tư 02 đang có một số vướng mắc cần tháo gỡ. Nhiều tàu khai thác lưới rê của tỉnh này khi vào bờ cũng không cập cảng cá để lên hàng nên cảng không quản lý được sản lượng thuỷ sản vào bờ cũng như không xác nhận được tàu cập cảng.Điều này khiến một sản lượng không nhỏ hải sản khai thác của ngư dân trên địa bàn không làm được giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu.
Trước những phản ánh của doanh nghiệp, các cảng cá về tình trạng này, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản hướng dẫn việc triển khai xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. Theo đó, các trạm bờ hiện không có đủ thông tin để cung cấp cho cảng cá xác nhận tất cả tàu khai thác có công suất từ 90 CV trở lên do lượng tàu được trang bị thiết bị giám sát hành trình còn khá hạn chế. Do vậy, các tổ chức quản lý cảng cá cần đối chiếu thông tin trong Nhật ký khai thác với thông tin về hoạt động của tàu cá, nếu trạm bờ có thông tin về tàu cá được yêu cầu xác nhận.Trường hợp trạm bờ không có thông tin về tàu cá được yêu cầu xác nhận, Ban quản lý cảng cá phải đối chiếu thông tin với danh sách tàu khai thác bất hợp pháp mà trạm bờ cung cấp. Nếu không phát hiện tàu cá vi phạm các quy định về IUU thì hướng dẫn cho chủ hàng hoàn thiện hồ sơ để thực hiện việc xác nhận./.
Bài 2: Hướng tới xây dựng nghề cá bền vững.Xem thêm:
>>Khắc phục "thẻ vàng" IUU - Bài 2: Hướng tới xây dựng nghề cá bền vững
>>Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Không tháo gỡ "thẻ vàng", ngành thủy sản Việt Nam mất cơ hội xuất khẩu
18:40' - 25/09/2018
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU cho biết hộ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế tổng hợp
Khó khăn của ngành thủy hải sản khi tìm cách khắc phục thẻ vàng IUU
17:21' - 23/08/2018
Kể từ khi Uỷ ban châu Âu (EC) rút thẻ vàng IUU đối với hải sản Việt Nam thì sản lượng xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu có dấu hiệu chững lại.
-
DN cần biết
Triển khai Luật Thủy sản và khắc phục “thẻ vàng” IUU tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ
13:32' - 13/08/2018
Ngày 13/8, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Bộ NN và PTNT đã tổ chức triển khai Luật Thủy sản và khắc phục “thẻ vàng” IUU đối với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị EU sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với Việt Nam
20:53' - 03/08/2018
Ngày 3/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề nghị EU xem xét sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với hàng hải sản của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Cơ hội cơ cấu lại ngành thuỷ sản
14:35' - 03/08/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, đây là cơ hội để cơ cấu lại ngành thuỷ sản nói chung, nghề cá nói riêng; hướng tới một nghề cá phát triển bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.