Thẻ vàng IUU tác động ra sao tới kinh tế thủy sản Việt Nam?
Ngày 10/8 tại Hà Nội, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định chống khai thác IUU: Trường hợp Việt Nam”. Sự kiện được tổ chức theo hình thức họp trực tuyến trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Uỷ ban Hải sản, Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP cho biết, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam về giá trị, chiếm khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây dao động từ 8,5 đến gần 9 tỷ đô la Mỹ (USD)/năm; trong đó thủy sản nuôi trồng đóng góp 60% - 65%, thủy sản khai thác chiếm 35% - 40% giá trị.
Là nước xuất khẩu thủy sản đứng thứ 3 trên thế giới, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến việc phát triển bền vững ngành thủy sản. Tuy nhiên, với đặc thù nghề cá nhỏ lẻ, Việt Nam đang phải đối diện với một thách thức lớn liên quan đến cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC) từ tháng 10/2017, do nỗ lực chưa đủ để chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Bà Sắc cũng cho biết, thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay. So sánh kết quả xuất khẩu 2017-2019, sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm trên 10% sau 2 năm, tương đương giảm 43 triệu USD, trong đó, bạch tuộc giảm mạnh nhất 37%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 11%, cá ngừ giảm gần 2%, cua giảm 11%. Xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng sang EU cũng giảm 13% từ năm 2017 đến năm 2019.
Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch COVID-19, thẻ vàng IUU và Brexit, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm 5,7% so với năm 2019, chỉ đạt 959 triệu USD.
Kể từ năm 2019, EU đã tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhậu khẩu thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường lớn có tính định hướng và chi phối đối với các thị trường khác và là đối tác quan trọng với ngành thủy sản Việt Nam.
Bà Mona Sur, Giám đốc Ban Môi trường, Tài nguyên và Kinh tế biển khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (World Bank) cho biết, để có đánh giá chi tiết về các nguy cơ này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với các chuyên gia của Đại học Nha Trang và Đại học Kinh Doanh Copenhagen (Đan Mạch) để thực hiện Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định chống khai thác IUU: Trường hợp Việt Nam”. Báo cáo có sự giám sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và được tài trợ bởi hai quỹ tín thác do Ngân hàng Thế giới quản lý, gồm Chương trình Toàn cầu về Thủy sản (PROFISH) và Chương trình Vì nền kinh tế xanh (PROBLUE).
TS. Nguyễn Tiến Thông, đại diện Trường Đại học Kinh Doanh Copenhagen, Đan Mạch, Chuyên gia Tư vấn của VASEP cho biết, báo cáo có trên 60 trang, gồm 5 nội dung cơ bản là đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ thủy sản Việt Nam; đề cập các quy định về chống khai thác IUU của các thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản cùng các nước khác và Việt Nam; phân tích dòng chảy thương mại thủy sản trong giai đoạn 2007-2019 để đánh giá tác động kinh tế của thẻ vàng IUU đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá định lượng về tổn thất kinh tế, tác động ngắn hạn và trung hạn trong trường hợp bị phạt thẻ đỏ IUU.
Theo kết quả nghiên cứu từ báo cáo cho thấy, các sản phẩm thủy sản khai thác chịu tác động trực tiếp từ các Quy định IUU và cảnh báo thẻ vàng IUU, trong khi sản phẩm thủy sản nuôi trồng bị ảnh hưởng gián tiếp. Trong trường hợp bị EC phạt thẻ đỏ, tác động trước mắt và trực tiếp nhất đối với thủy sản Việt Nam sẽ là lệnh cấm thương mại của EC nếu Việt Nam không đáp ứng các quy định về chống khai thác thủy sản IUU.
Khi đó, ước tính ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD mỗi năm nếu mất thị trường EU; trong đó, ước tính tổn thất từ hải sản khai thác, bao gồm cá ngừ, cá kiếm, nhuyễn thể, mực, bạch tuộc và các loài hải sản khác khoảng 387 triệu USD mỗi năm.
Các tác động gián tiếp đối với thủy sản nuôi trồng có nguyên do từ việc giảm sút uy tín, gánh nặng kiểm soát hải quan ngày càng tăng và việc không tận dụng được thuế quan ưu đãi của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA). Ngành thủy sản nuôi trồng có thể mất khoảng 93 triệu USD do các tác động gián tiếp. Về trung hạn, nếu lệnh cấm kéo dài trong 2-3 năm có thể gây gián đoạn xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó khai thác thủy sản sẽ bị thu hẹp ít nhất 30% về quy mô sản lượng.
Cũng tại hội thảo, các diễn giả đều đồng tình về những thách thức mới đối với ngành thủy sản do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, nếu Việt Nam sớm gỡ được thẻ vàng IUU, tận dụng được các ưu đãi thuế quan và thay đổi thể chế từ EVFTA thì cơ hội phục hồi và hướng tới mục tiêu tăng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU tới 1,2-1,4 tỷ USD trong những năm tới là hoàn toàn khả thi. Điều này cho thấy cần có những giải pháp hợp lý, hiệu quả để sớm khắc phục thẻ vàng, đưa ngành thủy sản hướng tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng năm từ 7-9% và đạt 16-18 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030, cũng như hỗ trợ nghề cá bền vững./.
- Từ khóa :
- thủy sản
- xuất khẩu
- COVID-19
- doanh nghiệp
- EU
Tin liên quan
-
DN cần biết
Tư vấn xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Hà Lan
20:46' - 09/08/2021
Chiều 9/8, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến xuất khẩu nông sản, thủy sản vào thị trường Hà Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông thủy sản ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên?
20:21' - 06/08/2021
Chiều 6/8, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021”.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản chững lại vì dịch COVID-19
17:23' - 02/08/2021
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7/2021 giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2020, chỉ đạt 763 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ nút thắt cho chuỗi cung ứng tiêu thụ thủy sản phía Nam
20:53' - 31/07/2021
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, hiện tại 19 tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội là nơi tập trung tới 70% sản lượng nuôi trồng, chế biến thủy sản cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19'
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56'
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33'
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03'
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
6 tháng, GDP của cả nước tăng 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2025
10:03'
Kinh tế quý II/2025 đạt mức tăng trưởng 7,96%, mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,56% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 -2025.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.