Theo dõi chặt tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở từng dự án
Theo kế hoạch, đến tháng 8/2020 tỉnh Phú Thọ đã được phân bổ trên 2.900 tỷ đồng vốn đầu tư công; trong đó, vốn ngân sách trên 1.189 tỷ đồng, nguồn vốn từ Trung ương trên 1.790 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến nay, tỉnh Phú Thọ mới giải ngân được trên 1.378 tỷ đồng đạt 48% kế hoạch; trong đó, vốn ngân sách đạt trên 556 tỷ đồng, đạt 65%; vốn ngân sách Trung ương đạt 805 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch vốn. Ông Đoàn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cho biết, việc giải ngân vốn đầu tư chậm là do các dự án mất nhiều thời gian thực hiện tư vấn, thiết kế, lập dự toán.Nhiều dự án ODA chưa thực hiện các thủ tục đầu tư do nhiều chuyên gia, tư vấn giám sát nước ngoài phải cách ly do chịu tác động của COVID-19.
Một số huyện, thành, thị còn lúng túng trong việc phân bổ chi tiết nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia do sát nhập các đơn vị hành chính cấp xã.Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư chưa tích cực nghiệm thu, giải ngân, thanh toán vốn đầu tư ngay từ đầu năm để đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao trong năm theo kế hoạch. Thêm nữa, vẫn còn tâm lý đề nghị xét chuyển ngồn vốn đầu tư sang năm sau để tiếp tục thanh toán…
Ông Phan Trọng Tấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Phú Thọ đang tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị lập kế hoạch giải ngân cụ thể, chi tiết cho từng dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ; tập trung tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020 (kể cả số vốn các năm trước được chuyển nguồn sang). Các ban, ngành, các huyện, thành thị sẽ phải chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh khi để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công ở ngành, lĩnh vực, địa phương mình. Tỉnh cũng giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ, kịp thời đôn đốc tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công từng chương trình, dự án. Đồng thời, rà soát, báo cáo đề xuất với UBND tỉnh để thu hồi vốn của các dự án chậm giải ngân đến 30/9/2020 (tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch) để điều chuyển cho dự án quan trọng, cấp bách khác cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhưng còn thiếu vốn. Đồng thời, không bố trí cho dự án chậm giải ngân trong kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách năm 2021. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, tổng hợp các trường hợp chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức, cá nhân gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, tỉnh cũng yêu cầu các chủ đầu tư, chủ dự án khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn thành hồ sơ thanh toán; tăng cường đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thủ tục thanh toán. Ngoài ra, đẩy nhanh bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác đầu thầu, xử lý nghiệm các nhà thầu vi phạm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn; kiên quyết thu hồi điều chuyển vốn của dự án chậm giải ngân bố trí cho các dự án có nhu cầu vốn, đảm bảo hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công…/.Tin liên quan
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để dồn vào cuối năm
13:18' - 03/08/2020
Hiện nhiều địa phương đang gấp rút thực hiện các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn đầu tư công, đồng thời cam kết giải ngân 100% nguồn vốn này.
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công: Chậm từ năm này sang năm khác
12:39' - 03/08/2020
Theo các chuyên gia kinh tế, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công có nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của dịch COVID-19, vướng về cơ chế chính sách, thủ tục giải phóng mặt bằng,…
-
Tài chính & Ngân hàng
Giải ngân vốn đầu tư công nhanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng
07:58' - 03/08/2020
Giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ coi là một trong “5 mũi giáp công” để phục hồi kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân đang khá chậm, khi hết 6 tháng mới đạt trên 30%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất
15:07' - 29/04/2025
Sau ba lần nâng lãi suất kể từ tháng 3/2024, BoJ hiện đối mặt với các biện pháp thuế quan quy mô lớn từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật Bản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người
10:47' - 29/04/2025
IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.
-
Tài chính & Ngân hàng
Czech có nguy cơ mất hàng tỷ USD do chính sách thuế quan của Mỹ
09:08' - 28/04/2025
Chuyên gia Marek ước tính cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại khoảng 60 tỷ CZK (hơn 2,7 tỷ USD) cho kinh tế Czech trong năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
14:22' - 27/04/2025
ECB dự kiến sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2025
-
Tài chính & Ngân hàng
Ba "ông lớn" ngân hàng số Hàn Quốc tăng tốc mở rộng toàn cầu
07:40' - 27/04/2025
Hiện nay, các ngân hàng chỉ hoạt động trên Internet của Hàn Quốc đang chuyển hướng tập trung vượt ra ngoài sự tăng trưởng trong nước, hướng đến thị trường toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05' - 26/04/2025
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22' - 26/04/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.