Thép Trung Quốc bị điều tra vì đánh cắp các bí mật thương mại của Mỹ
Ngày 26/5, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) cho biết đang điều tra theo đơn kiện của Công ty Thép Mỹ (U.S. Steel Corp) về việc các nhà sản xuất thép của Trung Quốc sử dụng các bí mật thương mại mà tin tặc Trung Quốc đánh cắp để hưởng lợi và thao túng thị trường.
ITC có thể áp dụng các biện pháp tạm thời theo yêu cầu của U.S Steel Corp, trong đó có tạm ngừng nhập khẩu carbon và thép hợp kim được sản xuất từ việc sử dụng các thông tin bị đánh cắp. Việc điều tra của ITC dự kiến kéo dài 45 ngày.
Vụ đánh cắp thông tin ngành thép vào năm 2011 là một trong hàng loạt vụ tấn công mạng được các công tố viên Mỹ nêu ra trong cáo trạng công bố vào năm 2014, truy tố 5 nhân viên quân đội Trung Quốc về tội bán trái phép các thông tin bí mật của US Steel và các doanh nghiệp khác của Mỹ. Thông tin được đánh cắp này giúp các nhà máy Trung Quốc sản xuất ra những sản phẩm mà trước đó “không nhà sản xuất Trung Quốc nào có thể thương mại hóa được”.
Đây là vụ việc mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc bị cáo buộc lũng đoạn thị trường thép toàn cầu với giá bán rẻ hơn chi phí sản xuất và vi phạm các nguyên tắc thương mại quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang suy giảm, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước giảm, Trung Quốc - quốc gia hiện chiếm hơn 50% sản lượng thép toàn thế giới, đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài trong những năm gần đây.
Đáp lại động thái từ phía Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc, đồng thời cho rằng hành động của Mỹ là "biện pháp bảo hộ rõ ràng cho nền công nghiệp trong nước”. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng khuyến khích các công ty Trung Quốc có hành động tự bảo vệ mình.
Trước đó, hôm 17/5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã xác định biên độ phá giá của mặt hàng thép cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, qua đó phát đi tín hiệu Mỹ có thể áp thuế trừng phạt với các sản phẩm này. ITC sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về việc này dự kiến vào ngày 30/6 tới.
Hồi đầu tháng 5 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã thực hiện cuộc điều tra riêng về việc xuất khẩu thép của Trung Quốc sau khi các công nhân ngành thép tại châu Âu biểu tình phản đối do lo ngại nguy cơ mất việc làm do việc nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc. Các sản phẩm thép của Trung Quốc cũng đang bị cáo buộc bán phá giá tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc bao biện rằng việc cung vượt cầu là vấn đề chung toàn cầu do đà suy thoái kinh tế. Bắc Kinh nói sẵn sàng hợp tác tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề dư thừa thép và công bố đã cắt giảm 500.000 việc làm trong các nhà máy thép của họ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc
15:26' - 18/05/2016
Ngày 17/5, Bộ Thương mại Mỹ đã xác định biên độ phá giá mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản, qua đó phát đi tín hiệu Mỹ có thể áp thuế trừng phạt với sản phẩm này
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Hoa Kỳ kiện các công ty thép Trung Quốc
19:22' - 27/04/2016
Tổng công ty thép Hoa Kỳ (SC) ngày 26/4 đã đệ đơn kiện các công ty sản xuất thép lớn của Trung Quốc và những nhà phân phối sản phẩm của các công ty Trung Quốc lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC).
-
Kinh tế Thế giới
EU cảnh báo sẽ mạnh tay với thép Trung Quốc giá rẻ
06:02' - 14/04/2016
Ngày 13/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Junker cho biết EU sẵn sàng áp đặt các biện pháp mạnh tay nếu phát hiện các dấu hiệu bán phá giá thép của các nhà sản xuất Trung Quốc.
-
Thị trường
Ngành thép Trung Quốc đối mặt với khó khăn
11:27' - 09/04/2016
Hàng trăm lao động của ngành công nghiệp thép Trung Quốc bị sa thải đã tổ chức các biểu tình trong tuần này trước trụ sở doanh nghiệp mà họ từng làm việc.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico muốn lập liên minh đối phó với thép Trung Quốc
12:21' - 08/04/2016
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết chính phủ nước này đang nghiên cứu gói biện pháp thứ ba nhằm chống lại sự cạnh tranh không công bằng của ngành thép Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.