Thí điểm không tổ chức HĐND tại 177 phường của Hà Nội
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.
*Đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị, đáp ứng những đòi hỏi từ thực tiễn quá trình phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và chính quyền đô thị trên cả nước nói chung.Theo Tờ trình, Chính phủ trình Quốc hội ban hành dự thảo Nghị quyết để thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại tất cả các phường (177 phường) thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội.
Quy định việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, tại những phường nơi thực hiện thí điểm, HĐND phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, UBND phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập. Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, khi thực hiện thí điểm thì mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp của thành phố Hà Nội đã có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn. Cụ thể, đối với chính quyền ở đô thị (khu vực nội thành, nội thị) thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị 2 cấp: tại thành phố Hà Nội và các quận, thị xã thì tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.Tại phường thì tổ chức chính quyền địa phương (không tổ chức HĐND mà chỉ có cơ quan hành chính ở phường là UBND) để thực hiện một số công việc quản lý hành chính nhà nước và cung ứng một số dịch vụ công.
Đối với chính quyền ở nông thôn (huyện, xã), giữ nguyên mô hình tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND tại huyện, xã; đối với thị trấn, tuy là đô thị nhưng là đơn vị hành chính thuộc huyện nên vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. *Phù hợp với quá trình đô thị hóa Thảo luận tại tổ, đa số đại biểu tán thành với việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026. Các đại biểu đánh giá, nội dung của dự thảo Nghị quyết cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo Nghị quyết với hệ thống pháp luật; tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.Các đại biểu đánh giá, việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm không tổ chức HĐND phường trong năm nay sẽ tạo sự chủ động cho Chính phủ, chính quyền thành phố Hà Nội trong việc chuẩn bị nhân sự, tổ chức Đại hội đảng bộ cấp phường nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới bầu cử HĐND các cấp và kiện toàn UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội) cho rằng, việc thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường thuộc quận và thị xã là phù hợp với quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế của thành phố Hà Nội, đòi hỏi phải cải cách bộ máy tinh gọn, giảm tầng lớp trung gian, giảm thủ tục hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, khắc phục thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật.Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần tăng quyền hạn và trách nhiệm cho Chủ tịch UBND quận. Dẫn chứng trên địa bàn quận Cầu Giấy có 7.000 người nước ngoài cư trú, đại biểu Trần Thị Phương Hoa bày tỏ lo ngại về vấn đề đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn khi Chủ tịch UBND mới chỉ tập trung vào công tác hành chính. “Phải tăng trách nhiệm cho Chủ tịch UBND quận để UBND quận phải lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội) cho rằng, việc xây dựng Nghị quyết là cần thiết, kịp thời, thể chế hóa kết luận của Bộ Chính trị về Đề án chính quyền đô thị thành phố Hà Nội. Đây là nội dung lớn, quan trọng, mang tính chính trị xã hội sâu sắc. Đại biểu Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) chỉ rõ, việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội là nội dung hệ trọng, mang tính chính trị, pháp lý cao. Vì thế, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan có sự chủ động trong công tác tuyên truyền, định hướng, nắm bắt dư luận để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hành vi lôi kéo, kích động, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. *Đề nghị giữ nguyên tên gọi UBND phường Về tên gọi của UBND phường khi thực hiện thí điểm, có ý kiến băn khoăn khi vẫn giữ tên gọi cơ quan hành chính ở phường khi không tổ chức HĐND là UBND sẽ không phân biệt với UBND nơi có tổ chức HĐND, mặc dù vị trí, tính chất, thẩm quyền giữa hai cơ quan hành chính này là khác nhau. Trong khi đó, nhiều đại biểu nhất trí vẫn giữ tên gọi là UBND nhằm thực hiện đúng Kết luận số 46-KL/TW ngày 19/4/2019 của Bộ Chính trị về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Theo đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội), nếu đặt tên cơ quan hành chính phường khác với tên gọi UBND thì toàn bộ dữ liệu có liên quan của thành phố Hà Nội (như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy tờ thường trú, tạm trú của công dân…) sẽ phải thay đổi, dẫn đến sự lãng phí, tốn kém, gây khó khăn cho người dân và công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.Đồng quan điểm, đại biểu Bùi Huyền Mai (Hà Nội) cho rằng, không nên thay đổi tên gọi của UBND phường. Theo đại biểu, việc thực hiện thí điểm, Quốc hội mới thống nhất tiến hành trong một khoảng thời gian xác định. Việc để nguyên tên gọi là thuận lợi, không làm ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày khác của người dân và cơ quan chức năng.
Một số đại biểu bày tỏ băn khoăn về vấn đề quản lý cán bộ, công chức của phường và đề nghị Chính phủ làm rõ địa vị pháp lý của cán bộ, công chức của phường khi thực hiện thí điểm. Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) nêu quan điểm: “Cán bộ, công chức phường do cấp quận tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí việc làm. Khi thực hiện thí điểm, những người này có còn là công chức phường nữa không hay là công chức quận?”.Đại biểu đề nghị trong Nghị quyết này phải nghiên cứu bổ sung quy định về việc thí điểm áp dụng cơ chế quản lý, xác định biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm,… đối với đội ngũ cán bộ, công chức phường đảm bảo chặt chẽ; nếu cần thiết thì sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức.
*Tính toán hợp lý tỷ lệ đại biểu chuyên trách Qua thảo luận tại tổ, đa số đại biểu tán thành với việc sửa đổi, bổ sung 15/105 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành. Nhiều đại biểu tán thành việc giữ nguyên quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị sửa theo hướng quy định tỷ lệ tối thiểu đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách với con số cụ thể ở mức cao hơn 35% để có cơ sở phấn đấu, quy hoạch, bố trí cán bộ. Tham gia 4 khóa với tư cách đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng, nên xem xét kỹ tại sao quy định cũ là mức tối thiểu 35% đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vẫn chưa đạt được. “Nếu các đại biểu Quốc hội chuyên trách toàn tâm, toàn ý vào công việc thì rõ ràng công tác xây dựng luật được đầu tư tốt hơn”, đại biểu chỉ rõ.Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh cần tính toán tỷ lệ đại biểu chuyên trách hợp lý. “Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, số lượng đại biểu chuyên trách không thấp hơn 35% và vì vậy có thể tăng cao hơn. Vậy sao chúng ta không quy định tỷ lệ cao hơn vào dự thảo Luật”, đại biểu băn khoăn.
Từ thực tiễn hoạt động Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận thấy đa phần đại biểu Quốc hội chuyên trách hoạt động hiệu quả vì có nhiều thời gian nghiên cứu, được bồi dưỡng. Trong khi đó, đại biểu không chuyên trách bận công việc chuyên môn nên khó đảm bảo thời gian để theo sát vấn đề cử tri quan tâm. Theo đại biểu, một số luật xây dựng vừa qua có sai sót về kỹ thuật lập pháp, phải sửa liên tục cũng một phần là thiếu đại biểu chuyên trách để đánh giá, thẩm tra kỹ.“Vì vậy, việc đưa tỷ lệ đại biểu chuyên trách vào luật để có cơ sở pháp lý, động lực để tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên. Tôi đề nghị tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 37-40%”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu rõ./.
Xem thêm:
>>Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tham dự đầy đủ các phiên thảo luận của Quốc hội
>>Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện xuất nhập cảnh cho người nước ngoài
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Bổ sung thêm một số trường hợp tạm hoãn xuất cảnh
20:56' - 28/10/2019
Chiều 28/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 4 nhóm vấn đề chất vấn tại Quốc hội
18:37' - 28/10/2019
Quốc hội đã lựa chọn 4 nhóm vấn đề để đưa ra chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV là Nội vụ; Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Sửa Luật để cải thiện môi trường kinh doanh xây dựng
16:22' - 28/10/2019
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chậm giải ngân ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội
12:28' - 28/10/2019
Giải ngân vốn đầu tư công hiện nay còn rất chậm, không có nhiều chuyển biến khi 9 tháng năm 2019 mới đạt 45,17% kế hoạch được Quốc hội thông qua và đạt 50,93% cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội đề nghị "siết" quản lý để ngăn xuất cảnh trái phép ra nước ngoài
12:11' - 28/10/2019
Sáng 28/10, bên hành lang Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đề nghị siết chặt quản lý để ngăn ngừa hoạt động xuất cảnh trái phép ra nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán
21:41'
Việt Nam luôn chủ động, cầu thị và phối hợp mạnh mẽ với phía Hoa Kỳ để đàm phán thuế một cách công bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải quan hỏa tốc ra phương án hỗ trợ doanh nghiệp trước chính sách thuế mới của Mỹ
21:30'
Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các chi cục hải quan yêu cầu gặp gỡ, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ trước việc áp thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu thực hiện nhiều giải pháp phục vụ nhu cầu đi lại dịp Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5
21:07'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn vừa ban hành văn bản tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 -1/5.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt Tập đoàn Chị Em Rọt liên quan vụ kẹo rau củ Kera
21:06'
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tiến hành thu thập, xác minh, đánh giá thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng và làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin về hoàn thiện quy hoạch điện VIII sửa đổi
19:16'
Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ dự thảo sửa đổi bổ sung quy hoạch điện VIII điều chỉnh và bộ đã có báo cáo Thủ tướng về đề án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.