Thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi để tạo chính sách phù hợp
Với những khó khăn thách thức trong phát triển điện gió ngoài khơi hiện nay, việc triển khai các dự án thí điểm sẽ mở ra cơ hội để hoàn thiện khung pháp lý, bao gồm các quy định về quy hoạch, đầu tư, vận hành cũng như xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp nhất để Việt Nam có thể tận dụng được tiềm năng của loại hình năng lượng xanh sạch này.
Tại Hội thảo “Các dự án điện gió ngoài khơi thí điểm tại Việt Nam” diễn ra ngày 31/5 do Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch tổ chức, các chuyên gia Đan Mạch và Việt Nam đều cho rằng việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi hiện đang đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, các quy định pháp luật hiện chưa đầy đủ để điều chỉnh việc phát triển điện gió ngoài khơi, gây khó khăn từ giai đoạn quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đến vận hành khai thác.Hội thảo đã tập trung chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các vấn đề then chốt trong quá trình phát triển dự án điện gió thí điểm, từ khâu cấp phép, khảo sát đáy biển, đánh giá tác động môi trường, cho đến các khía cạnh kỹ thuật như thiết kế móng và lựa chọn turbine. Bên cạnh đó, vấn đề giá điện kỳ vọng cũng được thảo luận nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và bền vững của dự án.
Hội thảo cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi trong tương lai. Ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng Ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, Quy hoạch điện VIII đã đặt ra mục tiêu phát triển 6 GW điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đến năm 2030 nhưng điện gió ngoài khơi vẫn là lĩnh vực mới và Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong đầu tư, vận hành cũng như năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ.Vì vậy, theo ông Bình việc thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi sẽ là cơ sở để hoàn thiện các quy định về quy hoạch, đầu tư, vận hành, chính sách hỗ trợ cũng như giúp đánh giá hiệu quả kinh tế, an ninh chủ quyền và tác động môi trường; từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ như chế tạo, cảng, dịch vụ kỹ thuật hậu cần, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng nội địa và giúp tích lũy kinh nghiệm quản lý, vận hành và ứng dụng công nghệ điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Chỉ ra những thách thức trong phát triển điện gió ngoài khơi, ông Nguyễn Hoàng Anh - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết các thủ tục pháp lý triển khai các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam chưa được Chính phủ phê duyệt. Thêm vào đó, Việt Nam cũng chưa có các quy định và tiêu chuẩn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia đáp ứng nhu cầu của các dự án điện gió ngoài khơi.Đặc biệt, ông Hoàng Anh cho rằng việc xây dựng hệ thống truyền tải điện cho các dự án điện gió ngoài khơi cũng rất khó khăn do Quy hoạch tổng thể không gian biển quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 chưa được phê duyệt; chưa có quy hoạch tuyến cáp ngầm kết nối các dự án điện gió ngoài khơi.Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục đầu tư còn phức tạp, có sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ và chính quyền địa phương đối với các vùng biển dẫn đến thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài và tiềm ẩn rủi ro trong quá trình thực hiện. Mặt khác, thiếu quy định về đầu tư dự án điện gió ngoài khơi; không có cơ chế về giá điện gió ngoài khơi rõ ràng, minh bạch cũng như các nguyên tắc điều tiết hoạt động của lĩnh vực này…
Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Dư Văn Toán - Viện Khoa học Môi trường biển và Hải đảo (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cho biết ngoài những vướng mắc về pháp lý, việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi cũng đang gặp nhiều vướng mắc kỹ thuật như chưa có quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường trên biển. Đồng thời chưa có quy định công suất điện gió tối đa cho 1 dự án để vừa đảm bảo khuyến khích nhà đầu tư tham gia dự án, vừa đảm bảo cân đối hệ thống truyền tải điện... Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” đang triển khai dự án đầu tiên về lắp đặt turbine gió ngoài khơi thí điểm để nâng cao khả năng cấp nguồn điện phục vụ sản xuất cho lô 09-1. Ông Trần Duy Hải - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Dầu khí biển (NIPI/Vietsovpetro) cho biết, Vietsovpetro đã hoàn tất các nghiên cứu về dữ liệu gió, địa kỹ thuật, nghiên cứu về tính khả thi của việc lắp đặt giàn chân đế, turbine điện gió ngoài khơi để đảm bảo tính điển hình cho các dự án điện gió ngoài khơi sau này tại lô 09-1.Tuy nhiên, ông Hải cho rằng với thực tế Việt Nam chưa có các quy định cụ thể cho phát triển dự án điện gió ngoài khơi nên dự án thí điểm này cũng chưa được phê duyệt để Vietsovpetro có thể tiến hành các bước tiếp theo. Tại Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Minh Quý, Phó Viện trưởng VPI, đơn vị nghiên cứu thuộc Petrovietnam cũng chia sẻ về những lợi thế và nỗ lực của VPI trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Với nguồn dữ liệu, kiến thức và hiểu biết sâu rộng về môi trường biển tích lũy từ quá trình thăm dò và khai thác dầu khí, VPI đã chủ động thực hiện các nghiên cứu và hợp tác với các đối tác quốc tế để đánh giá các điều kiện địa chất, môi trường và hải văn của đáy biển.VPI đã và đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến để phân tích tài liệu địa chấn có độ phân giải cao và tích hợp các dữ liệu địa chất, địa kỹ thuật thành một mô hình nền tích hợp làm cơ sở cho việc thiết kế nền móng, lựa chọn vị trí tối ưu để đặt các turbine cũng như tuyến cáp ngầm. Theo ông Stuart Livesey, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành COP Việt Nam, nhiều nước châu Âu; trong đó có Đan Mạch cũng đã từng gặp phải những khó khăn trong việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở giai đoạn ban đầu.Khi đó, giá thành sản xuất điện gió ngoài khơi cũng cao hơn giá thành sản xuất điện đi từ các nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên, Chính phủ Đan Mạch tại thời điểm đó đã thí điểm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi quy mô nhỏ, chấp nhận giá thành sản xuất điện gió ngoài khơi cao hơn giá thành sản xuất điện từ hóa thạch, tạo chỗ đứng ban đầu cho loại hình này.
Chính phủ Đan Mạch cũng xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho điện gió ngoài khơi với các chính sách hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, khi tỷ trọng điện gió ngoài khơi của Đan Mạch chiếm khoảng 50% tổng công suất điện hệ thống như hiện nay, giá thành sản xuất điện gió ngoài khơi của Đan Mạch hiện đã thấp hơn giá thành sản xuất điện từ nhiên liệu hoá thạch, ông Stuart Livesey cho biết.“Hiện việc phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam hiện nay cũng rất giống với Đan Mạch giai đoạn ban đầu”. Vì vậy, ông Stuart Livesey nhấn mạnh việc quan trọng đầu tiên để phát triển loại hình này chính là cho “điện gió ngoài khơi một chỗ đứng ban đầu”.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu các quy định đặc thù đối với điện gió ngoài khơi
19:06' - 21/04/2024
Bộ Công Thương có thể nghiên cứu các quy định đặc thù đối với điện gió ngoài khơi nếu cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Lợi thế sản xuất hydrogen xanh từ điện gió ngoài khơi
10:00' - 14/02/2024
Với hàm lượng phát thải carbon bằng 0 và hiệu suất chuyển đổi cao, việc sản xuất hydrogen xanh từ điện gió ngoài khơi là giải pháp đang được nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam hướng tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu điện gió ngoài khơi: Sớm chốt cơ chế để không “vào ô mất lượt”!
06:04' - 22/11/2023
Cơ hội xuất khẩu điện gió ngoài khơi này vẫn có thể vuột mất nếu Việt Nam không “chốt” được cơ chế cho phát triển loại hình năng lượng tái tạo này trong vòng một năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung khoảng 500 nghìn người
12:05'
Chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua đã cải thiện đáng kể...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tăng sự tự chủ của các địa phương
11:57'
Việc sửa Luật thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây (Trung Quốc) với các địa phương Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim
11:02'
Đối với Quảng Tây (Trung Quốc), Việt Nam được xem là đối tác gần gũi nhất, khi chỉ cần mở cửa là đã tiếp giáp. Trong triển khai hợp tác quốc tế, quốc gia đầu tiên Quảng Tây hướng đến cũng là Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới thành trung tâm giao thương quốc tế
10:37'
Chính sách thuế mới của Hoa Kỳ đang đặt ra nhiều thách thức cho Hải Phòng - trung tâm kinh tế và cảng biển quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời
10:23'
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:00'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.