Thị trường bánh trung thu: Đội giá do chi phí bán hàng cao
Đặc biệt, từ trước tới nay, người tiêu dùng thường bỏ ra chi phí khá nhiều cho một hộp bánh nhưng thực tế, giá bánh Trung thu bị đẩy cao là do chi phí marketing chiếm quá lớn.
* Chi phí bán hàng chiếm khoảng 50% giá thành
Từ nhiều năm nay, trước mùa Trung thu khoảng hai tháng, các hãng bánh đã tung sản phẩm ra thị trường, sớm tiếp cận người tiêu dùng.
Trên các đường phố Hà Nội ngập tràn sắc màu đỏ, vàng mang đặc trưng của bánh Trung thu. Từ các ki ốt bán hàng, cửa hàng đường phố được trang trí bắt mắt, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Bánh Trung thu bán chạy trên thị trường. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp chi “mạnh tay” cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh. Các cửa hàng bánh kẹo chỉ cần treo biển hiệu quảng cáo bánh trung thu, lập tức được các hãng hỗ trợ từ 300.000 - 500.000 đồng, bố trí điểm trưng bày bánh trung thu cũng hỗ trợ tương đương.
Với các điểm bán hàng không cố định tại đường phố, các trung tâm thương mại, các hãng bánh phải đầu tư ki ốt, nhà bạt, thuê địa điểm, thuê nhân viên bán hàng.
Đặc biệt, chi phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông thường chiếm một tỷ lệ lớn. Đó là chưa kể tới chi phí hàng mẫu.
Thời gian làm thị trường phải thực hiện trước vụ Trung thu ít nhất hai tháng và điều đó đồng nghĩa chi phí cũng kéo dài với thời gian tương đương.
Tất cả chi phí này đều nằm trong giá thành sản phẩm và tất nhiên người tiêu dùng phải gánh chịu các chi phí đó.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu đưa ra một con số không ngờ: chi phí cho việc bán bánh Trung thu chiếm tới 50% giá thành sản phẩm.
Bà Lê Phương Ngọc, đại diện Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội cũng thừa nhận, nhiều doanh nghiệp chi cho công tác quảng cáo hình ảnh rất lớn, nhất là các doanh nghiệp cổ phần tư nhân. “Việc chi đó làm hỏng hết cả thị trường” - bà Lê Phương Ngọc khẳng định.
* Định vị lại thị trường
Nếu như những năm trước, người tiêu dùng Thủ đô chứng kiến sự tranh đua của các hãng sản xuất bánh Trung thu, nhất là các hãng lớn nhưng năm nay, thị trường bánh dường như có sự ổn định hơn. Ổn định từ phương thức bán hàng, giá cả đến các dòng sản phẩm.
Hiện, xu hướng tiêu dùng của người dân Hà Nội thiên về dòng bình dân, mang phong vị truyền thống hơn là các loại bánh cao cấp.
Nếu trước kia, thị trường xuất hiện nhiều dòng bánh có giá từ vài ba triệu thì năm nay chủ yếu là dòng bánh có giá từ 200.000 - 300.000 đồng/hộp.
Trong đó, các loại bánh cổ truyền thường được các đơn vị: Công ty cổ phần Tràng An, Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội, hãng bánh Bảo Minh, Bảo Phương… tập trung sản xuất.
Đây là các loại bánh kiểu “cao lâu” nhân thập cẩm, ngũ vị có lá chanh, mỡ, muối, vừng lạc, hương hoa bưởi…
Giá cả bánh Trung thu năm nay ổn định, không tăng hơn so với năm ngoái.
Do chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, thậm chí có tháng giảm nên giá nguyên vật liệu làm bánh không tăng hơn so với năm ngoái và có xu hướng giảm.
Tương tự, giá bao bì đóng gói bánh cũng giảm từ 5- 10%.
Ông Trịnh Sỹ, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tràng An khẳng định: “Giá bán bánh Trung thu năm nay thấp hơn năm ngoái từ 10 - 20%.
Năm nay, kế hoạch sản xuất bánh Trung thu của công ty tăng khoảng 20% so với năm trước.
Tuy nhiên, không sản xuất sớm như các hãng bánh khác, Tràng An chỉ sản xuất trong khoảng 3 tuần và dừng lại trước Tết Trung thu khoảng 1 tuần để đảm bảo tiêu chí bánh tươi ngon”.
Đặc biệt năm nay, Sở Giao thông vận tải Hà Nội không cấp phép cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh bán bánh Trung thu trên vỉa hè nên số lượng các cửa hàng kinh doanh bánh Trung thu giảm hơn so với năm 2014.
Nếu có, các doanh nghiệp chỉ thuê lại địa điểm tại khuôn viên các trung tâm thương mại, các trung tâm công cộng để kinh doanh.
Chính sự thắt chặt của các cơ quan quản lý, tình trạng kinh doanh bánh Trung thu trên đường phố không còn lộn xộn như những năm trước./.
Đinh Thị Thuận
- Từ khóa :
- Trung thu
- bánh Trung thu
- chi phí
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế số
Phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị hiện đại
16:57' - 10/07/2025
Xã Như Quỳnh cần tận dụng, phát huy các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, tốc độ phát triển kinh tế… để phát triển đô thị theo hướng hiện đại, bền vững, thông minh.
-
Kinh tế số
Truy xuất nguồn gốc để xây dựng nền kinh tế số minh bạch và cạnh tranh
19:01' - 08/07/2025
Việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả và cạnh tranh.
-
Kinh tế số
Vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền 2 cấp
11:57' - 01/07/2025
Việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế số
Hải Phòng nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến
21:18' - 29/06/2025
Hải Phòng đặt chỉ tiêu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình...
-
Kinh tế số
Nhà xe Phương Trang trúng thầu 35/37 tuyến xe buýt ở TP. Hồ Chí Minh
18:17' - 24/06/2025
Trong 37 tuyến xe buýt trúng đấu thầu lần này ở Tp Hồ Chí Minh, Công ty xe khách Phương Trang - Futa Bus Lines trúng thầu 35 tuyến và Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải sinh thái Vinbus trúng thầu 2 tuyến.
-
Kinh tế số
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Công nghiệp Công nghệ số
16:31' - 14/06/2025
Ngày 14/6, Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành một luật riêng về lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.