Thị trường hàng hóa có xu hướng tăng giá và đạt mức cao nhất từ cuối tháng 2
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày 17/3. Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,5% lên 2.296 điểm - mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2025. Tâm lý thận trọng tiếp tục diễn ra trên thị trường kim loại khi quyết định lãi suất của Fed. Bên cạnh đó, trên thị trường nông sản, giá đậu tương diễn biến giằng co trước tác động trái chiều của các yếu tố cơ bản tiêu cực và sự phục hồi kỹ thuật vào cuối phiên.
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến sự phân hóa giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản, khi thị trường chờ đợi quyết định lãi suất từ Mỹ trong tuần này. Bên cạnh đó, những lo ngại về cung - cầu tiếp tục gây áp lực lên giá kim loại cơ bản. Chốt phiên giao dịch ngày 17/3, giá bạc quay đầu giảm nhẹ 0,33% xuống còn 34,07 USD/ounce. Trong khi đó, bạch kim tiếp tục tăng 1,31% lên mức 1.026 USD/ounce. Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX kéo dài đà tăng thêm 1,29% lên 4,96 USD/pound, tương đương 10.932 USD/tấn, neo ở mức cao nhất trong gần 10 tháng trở lại đây. Ngược lại, quặng sắt đảo chiều suy yếu tới 1,87% xuống còn 102,04 USD/tấn.Thị trường hiện đang tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào thứ Năm tuần này với dự đoán nghiêng về việc cơ quan này sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại cho đến tháng 6. Môi trường lãi suất cao dự báo sẽ tiếp tục hỗ trợ sức mạnh của đồng USD, khi dòng tiền chảy vào trái phiếu để tận dụng lợi suất hấp dẫn. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lãi như kim loại quý, gây áp lực lên giá bạc và bạch kim.
Cùng lúc, dữ liệu mới công bố cho thấy doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 2 phục hồi chậm hơn dự báo, phản ánh tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách thuế nhập khẩu nghiêm ngặt, khiến lo ngại về chi phí và giá cả gia tăng. Triển vọng kinh tế yếu kém tại Mỹ đã kích thích nhu cầu tìm nơi trú ẩn, phần nào giúp hạn chế đà giảm giá của nhóm kim loại quý trong phiên giao dịch vừa qua.Trong một diễn biến khác, giá đồng đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2024, khi thị trường dự báo rằng việc Mỹ áp thuế lên đồng nhập khẩu có thể khiến nguồn cung tại quốc gia này rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Động thái này đã kích hoạt làn sóng mua đầu cơ trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung đồng.Trong khi đó, giá quặng sắt trong phiên giao dịch vừa qua chịu áp lực từ nhu cầu yếu tại thị trường bất động sản và xây dựng Trung Quốc. Sản lượng thép thô của nước này trong hai tháng đầu năm giảm 1,5% so với cùng kỳ 2024, phản ánh sự suy giảm trong tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào, bao gồm quặng sắt.
Mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp kích thích, giá nhà mới tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 2, trong khi diện tích khởi công xây dựng mới giảm mạnh 29,6%. Nhu cầu yếu được cho là không đủ để hấp thụ nguồn cung dư thừa, tạo ra nguy cơ tồn kho gang nóng tăng trong những tuần tới, qua đó gây thêm áp lực lên giá quặng sắt.Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương ghi nhận sự biến động giằng co và kết thúc với mức thay đổi không đáng kể, quanh mức 373 USD/tấn. Thị trường thể hiện xu hướng hai chiều rõ rệt khi hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm nhẹ, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 11 vụ mới lại tăng nhẹ. Sự giằng co này được lý giải bởi sự tác động trái chiều giữa các yếu tố cơ bản tiêu cực và đà phục hồi kỹ thuật vào cuối phiên.Về mặt cơ bản, các thông tin tiêu cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch khi số liệu kiểm tra xuất khẩu đậu tương hàng tuần chỉ đạt gần 647.000 tấn, giảm mạnh so với mức hơn 853.000 tấn của tuần trước và hơn 700.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh sự suy giảm trong nhu cầu xuất khẩu, tạo áp lực lên giá đậu tương.Thêm vào đó, báo cáo ép dầu tháng 2 của Hiệp hội các nhà máy ép dầu quốc gia Mỹ (NOPA) cũng tác động tiêu cực khi sản lượng ép chỉ đạt 4,84 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình của thị trường là 185,2 triệu giạ và giảm mạnh so với mức 5,45 triệu tấn của tháng trước. Tốc độ ép trung bình hàng ngày cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng qua, chỉ còn 173.800 tấn/ngày, cho thấy nhu cầu nội địa yếu hơn kỳ vọng.
Thông tin từ Brazil cũng góp phần gây áp lực lên giá đậu tương khi tiến độ thu hoạch niên vụ 2024-2025 tại quốc gia này đã đạt khoảng 66-70%, nhanh hơn so với mức 62-63% cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ thu hoạch nhanh nhất trong tháng 3 kể từ khi AgRural bắt đầu theo dõi dữ liệu vào niên vụ 2010-2011. Khu vực miền Bắc và Đông Bắc Brazil đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, bù đắp cho khởi đầu chậm trước đó. Tuy nhiên, tại bang Rio Grande do Sul ở miền Nam, thời tiết nóng và khô hạn đang làm giảm năng suất. Việc tiến độ thu hoạch nhanh tại Brazil đồng nghĩa với việc nguồn cung toàn cầu sẽ được bổ sung mạnh mẽ, gây thêm áp lực giảm giá cho thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ.Tuy nhiên, giá đậu tương đã chạm đáy ngay trước khi các số liệu trên được công bố và sau đó phục hồi trong nửa sau phiên giao dịch. Diễn biến này cho thấy thị trường đã phần nào phản ánh trước các thông tin tiêu cực và xuất hiện lực mua kỹ thuật giúp giá phục hồi.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index duy trì xu thế tăng sau tuần biến động
16:22' - 10/03/2025
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số MXV-Index tăng 0,65% so với đầu tuần trước, đóng cửa ở mức 2.279 điểm.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index ‘rơi khỏi’ vùng 2.300 điểm
08:46' - 26/02/2025
Hầu hết các mặt hàng trong nhóm năng lượng đều đồng loạt giảm giá trước những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh đó, giá kim loại cũng suy yếu và áp lực bán gia tăng.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng cao
08:52' - 19/02/2025
Trên thị trường năng lượng, 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô bật tăng trước những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng nhu cầu yếu
17:04' - 29/04/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch chiều 29/4 khi các nhà đầu tư hạ triển vọng nhu cầu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Thái Nguyên thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu
14:25' - 29/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh bày bán 2.400 gói chân gà, 2.000 gói xúc xích que, 7.000 gói xúc xích, 5.750 gói cánh gà, 350 gói ớt bột có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 11 tấn thịt và nội tạng bò không rõ nguồn gốc trong 3 kho lạnh tại Hà Nội
11:50' - 29/04/2025
Đoàn kiểm tra phát hiện gần 11 tấn gồm lòng bò, gân bò, bì bò, họng bò, xách bò, xương bò, mép bò, óc bò, dạ dày bò, gan, phổi bò đông lạnh chưa qua sử dụng được để trong túi nilon không có nhãn mác.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu
11:27' - 29/04/2025
Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24 tháng 4 năm 2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).
-
Hàng hoá
MXV: Thị trường nông sản phục hồi trong bối cảnh nhiều bất ổn
11:02' - 29/04/2025
Trước nhiều sức ép ngay khi mở cửa, giá đậu tương đã hồi phục nhờ tâm lý thị trường ổn định. Song song đó, giá cà phê Arabica có phiên thứ 5 liên tiếp tăng trong bối cảnh thị trường còn nhiều bất ổn.
-
Hàng hoá
Giám sát thị trường hàng hóa trong dịp Lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5
10:48' - 29/04/2025
Tại thời điểm giám sát, các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt quy định, hàng hóa ghi nhãn, niêm yết giá đầy đủ, rõ ràng, bán đúng giá niêm yết, có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Nguy cơ nhu cầu giảm đè nặng lên giá dầu thế giới
07:19' - 29/04/2025
Giá dầu Brent đã giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 28/4, do những lo ngại về tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gây áp lực lên nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp
21:42' - 28/04/2025
Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng phiên thứ ba liên tiếp
15:53' - 28/04/2025
Giá dầu tăng nhẹ tại châu Á trong phiên 28/4 dù vẫn bị chi phối bởi sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.