Thị trường hàng hóa thế giới chưa ‘thoát’ khỏi sắc đỏ
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (24/2). Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương đồng loạt suy yếu trong bối cảnh tình hình thời tiết tại khu vực Nam Mỹ có những chuyển biến tích cực. Trong khi đó, nhóm kim loại cũng chịu áp lực bán mạnh sau thông tin xung đột Nga - Ukraine có dấu hiệu hạ nhiệt. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index đánh mất 1,34% về mức 2.315 điểm.
*Giá đậu tương tiếp tục giảm
Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá đậu tương giảm nhẹ 1% về mức 384,9 USD/tấn, đánh dấu phiên suy yếu thứ hai liên tiếp. Thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn tại Brazil và Argentina đã gây áp lực lên giá đậu tương trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Thời gian gần đây, thời tiết tại Nam Mỹ đã cải thiện đáng kể, đặc biệt tại Argentina, khi lượng mưa tăng và phân bố đồng đều hơn. Điều này giúp cây trồng phát triển thuận lợi, làm giảm lo ngại về nguy cơ thiếu hụt sản lượng do khô hạn trước đó. Dù vẫn còn một số khu vực tại Bắc Argentina và một phần Brazil tiếp tục chịu ảnh hưởng của khô hạn, nhưng nhìn chung điều kiện thời tiết tiến triển tích cực hơn. Trong khi đó, tại Brazil, lượng mưa giảm tại các vùng trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch đậu tương. Theo báo cáo từ công ty tư vấn AgRural, tiến độ thu hoạch đậu tương niên vụ 2024-2025 của Brazil đạt 39%, gần sát mức 40% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dữ liệu từ Patria Agronegocios cho thấy nông dân nước này đã thu hoạch 37,63% diện tích đậu tương, so với mức 38,03% cùng kỳ năm trước. Tiến độ thu hoạch khả quan giúp nguồn cung đậu tương từ Brazil dồi dào hơn, đồng thời tạo áp lực lên giá mặt hàng này. Ở chiều ngược lại, báo cáo Giao hàng Xuất khẩu (Export Inspections) từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy trong tuần qua, lượng đậu tương xuất khẩu đạt 858.000 tấn, tăng so với mức 726.000 tấn của tuần trước. Tính từ đầu niên vụ 2024-2025, tổng khối lượng đậu tương xuất khẩu của Mỹ đã đạt 36,9 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ niên vụ trước. Dữ liệu trên phản ánh hoạt động xuất khẩu đậu tương của Mỹ vẫn duy trì ổn định, ngay cả khi Brazil đang gia tăng nguồn cung ra thị trường. Đây được xem là yếu tố giúp hạn chế đà giảm của giá đậu tương trong phiên giao dịch hôm qua. Tương tự đậu tương, hai sản phẩm chế biến là khô đậu tương và dầu đậu tương cũng đồng loạt giảm giá. Điều kiện thời tiết thuận lợi tại Argentina – quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu đậu tương thành phẩm – dự kiến sẽ giúp gia tăng nguồn cung trong thời gian tới, qua đó tạo thêm áp lực lên giá các mặt hàng này.*Thị trường kim loại đồng loạt suy yếu
Lực bán mạnh diễn ra trên thị trường kim loại sau khi những tín hiệu hạ nhiệt từ xung đột Nga - Ukraine cùng với lo ngại về tồn kho và chi phí gia tăng tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/2, giá bạc giảm 1,24%, xuống còn 32,6 USD/ounce, tuy nhiên vẫn tăng hơn 5% so với cùng kỳ tháng trước. Trong khi đó, bạch kim tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, giảm 1,73% xuống 970,6 USD/ounce.
Giới đầu tư đang dần rút khỏi kim loại quý khi nhu cầu trú ẩn an toàn suy giảm trước triển vọng tích cực trong quan hệ Nga - Ukraine. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của Mỹ vào các cuộc đàm phán đang làm dấy lên kỳ vọng về một giải pháp hòa bình, khiến dòng tiền tìm kiếm kênh đầu tư khác. Bên cạnh đó, thị trường đang hướng sự chú ý tới chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ (PCE) – dữ liệu quan trọng dự kiến công bố vào ngày 28/2. Đây sẽ là yếu tố quyết định đến chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp tháng 3. Nếu Fed duy trì lãi suất cao nhằm kiểm soát lạm phát, đồng USD có thể trở thành điểm đến hấp dẫn hơn, từ đó làm suy yếu sức hút của kim loại quý. Nhóm kim loại cơ bản cũng không nằm ngoài xu hướng giảm giá. Giá đồng COMEX mất 1,13%, lùi về mức 4,56 USD/pound (tương đương 10.060 USD/tấn). Trong khi đó, quặng sắt giảm nhẹ 0,14%, xuống còn 107,61 USD/tấn.Áp lực nguồn cung tiếp tục đè nặng lên giá đồng, khi Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) ước tính thị trường dư thừa tới 301.000 tấn đồng trong năm 2023. Đặc biệt, lượng đồng lưu kho tại Sàn Giao dịch Thượng Hải (SHFE) đã tăng mạnh lên 260.000 tấn, so với mức 83.000 tấn hồi đầu năm, cho thấy nhu cầu vẫn chưa theo kịp tốc độ nguồn cung.
Ở một diễn biến khác, kế hoạch áp thuế mới đối với nhôm và thép của Mỹ dù chưa có hiệu lực nhưng đã tạo ra những tác động đáng kể lên chuỗi cung ứng nội địa. Theo dữ liệu từ Fastmarkets, giá thép cuộn cán nóng tại khu vực Trung Tây Mỹ đã tăng 12% trong hai tuần qua, đạt 839 USD/tấn – cao hơn 20% so với thời điểm cựu Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1. Mặc dù Mỹ áp mức thuế nhập khẩu cao có thể bảo vệ các nhà sản xuất thép nội địa, hạn chế cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài nhưng chi phí đầu vào gia tăng đang gây áp lực lên các ngành sử dụng thép như ô tô, xây dựng và máy móc. Điều này có thể làm thu hẹp biên lợi nhuận của doanh nghiệp, buộc họ phải cắt giảm sản xuất, từ đó kéo theo sự suy yếu trong nhu cầu thép và quặng sắt.Tin liên quan
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng cao
08:52' - 19/02/2025
Trên thị trường năng lượng, 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô bật tăng trước những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index quay lại vùng đỉnh trong vòng 9 tháng
09:27' - 14/02/2025
Lực mua chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index lên vùng cao nhất trong 9 tháng qua và dừng chân ở mức 2.349 điểm.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất trong vòng hơn 8 tháng
09:03' - 11/02/2025
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/2).
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá gạo Ấn Độ vẫn gần mức thấp nhất 19 tháng
19:00' - 22/02/2025
Giá gạo Ấn Độ giữ ổn định gần mức thấp nhất trong 19 tháng. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 416-425 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.
-
Thị trường
Indonesia duy trì dự trữ gạo quốc gia để ứng phó với thách thức lương thực toàn cầu
07:00' - 22/02/2025
Với đủ nguồn dự trữ và hệ thống phân phối linh hoạt, Indonesia là một ví dụ về khả năng phục hồi lương thực toàn cầu.
-
Thị trường
Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?
21:43' - 21/02/2025
Thị trường tài chính trải qua một số giai đoạn nổi bật, phản ánh cách các nhà đầu tư phản ứng với lập trường chính sách của ông Donald Trump.
-
Thị trường
Các nhà máy lọc dầu Mỹ tìm kiếm nguồn cung thay thế
11:03' - 21/02/2025
Các nhà máy lo ngại rằng chính sách thuế sẽ tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.
-
Thị trường
Tín hiệu mới từ thị trường lao động Mỹ tiếp sức cho Fed
07:43' - 21/02/2025
Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã tăng vừa phải vào tuần trước, cho thấy thị trường lao động vẫn vững chắc, bất chấp việc hàng loạt nhân viên chính phủ liên bang bị sa thải.
-
Thị trường
Giá hồ tiêu vượt mốc 150.000 đồng/kg, cao nhất kể từ năm 2016
14:43' - 20/02/2025
Người dân đang phấn khởi bước vào vụ thu hoạch khi giá hồ tiêu chính thức vượt mốc 150.000 đồng/kg.
-
Thị trường
EU dự định siết chặt quy định nhập khẩu thực phẩm
18:16' - 19/02/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch thắt chặt kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn của khối này.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng cao
08:52' - 19/02/2025
Trên thị trường năng lượng, 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô bật tăng trước những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng trong ngày Mỹ nghỉ giao dịch
09:55' - 18/02/2025
Nhóm kim loại diễn biến tương đối giằng co do những lo ngại về những chính sách thuế mới của Mỹ và triển vọng kinh tế kém lạc quan tại Trung Quốc.