Thị trường Hungary: Nhiều dư địa cho hàng nông sản và thực phẩm Việt Nam
Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn các số liệu thống kê cho thấy trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary đã có sự tăng trưởng ấn tượng.
Theo số liệu thống kê của Hungary, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary năm 2016 đạt 124, 2 triệu USD, đến năm 2020 đã tăng lên 1 tỷ USD (tăng gấp 8 lần), 10 tháng đầu năm 2021 đạt 842,7 triệu USD (tăng 5%). Kết quả khả quan trên chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng linh kiện điện tử Việt Nam xuất khẩu sang Hungary trong những năm qua.
Đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary còn thấp, nhưng đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong thời gian qua thể hiện qua một số mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu chính.
Đối với hàng cà phê chế biến (chiết xuất, tinh chất, cô đặc), nếu như năm 2016 xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary chỉ đạt 115.000 USD, đến năm 2020 đã tăng lên xấp xỉ 4,4 triệu USD, gấp 38 lần so năm 2016; riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 7,133 triệu USD, tăng 85,6% so cùng kỳ năm trước.
Hiện thị phần cà phê chế biến Việt Nam chiếm khoảng 12,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hungary. Hiện đối thủ cạnh tranh chính là Tây Ban Nha (22%), Pháp (14%), Đức (8,5%). Nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng này của Hungary hằng năm khoảng từ 30 - 50 triệu USD.
Đối với mặt hàng hạt điều, nếu như năm 2016 xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary chỉ đạt 1,88 triệu USD, đến năm 2020 đã tăng lên xấp xỉ 2,4 triệu USD, tăng ở mức 27,7% so năm 2016 và 3,8% so năm 2019. Riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 2,207 triệu USD, tăng 11,6% so cùng kỳ năm trước. Đây là mặt hàng nông sản của Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất (39,8%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hungary. Đối thủ cạnh tranh chính là Đức (36%) và Hà Lan (12%). Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hungary hằng năm khoảng 6 triệu USD.
Về mặt hàng gạo, nếu như năm 2016 xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary chỉ đạt 43.000 USD, đến năm 2020 đã tăng lên 198 ngàn USD, tăng gấp 4,6 lần so năm 2016 và 135,7% so năm 2019. Riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 0,7 triệu USD (767 tấn), tăng gấp trên 9 lần so cùng kỳ năm trước.
Thị phần gạo của Việt Nam chiếm khoảng 0,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hungary. Đối thủ cạnh tranh chính là Italy (32%), Slovakia (24%), Ba Lan (12%). Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hungary hằng năm khoảng 40 triệu USD.
Đối với hạt tiêu, xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary năm 2020 đạt 335.000 USD, tăng 85% so cùng kỳ năm 2019. Riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 1,075 triệu USD, tăng 296,7% so cùng kỳ năm 2020.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm khoảng 18,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hungary. Đối thủ cạnh tranh chính là Hà Lan (29,2%), Áo (16,7%), Đức (9,5%). Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hungary hằng năm khoảng trên dưới 5 triệu USD.
Về rau quả chế biến, nếu như năm 2016 xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary chỉ đạt 30.000 USD, đến năm 2020 đã tăng lên xấp xỉ 245.000 USD, tăng trên 8 lần so năm 2016 và 181,6% so năm 2019. Riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 0,719 triệu USD, tăng 193,5% so cùng kỳ năm trước.
Thị phần của Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hungary. Đối thủ cạnh tranh chính là Đức (22%), Ba Lan (16%), Hà Lan (11%). Nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng này của Hungary hằng năm khoảng 300 triệu USD.
Đối với sản phẩm mỳ chế biến, nếu như năm 2016 xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary chỉ đạt 680.000 USD, đến năm 2020 đã tăng lên 1,49 triệu USD, tăng 119,1% so năm 2016 và 17% so năm 2019. Riêng 10 tháng đầu năm 2021 đạt 1,4 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm trước.
Thị phần của Việt Nam chiếm tỷ trọng 20,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Hungary. Đối thủ cạnh tranh chính là Ba Lan (15,6%), Slovakia (14,6%), Đức (13,4%)... Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của Hungary hằng năm khoảng từ 7 - 8 triệu USD.
Do cơ cấu thị trường nhập khẩu của Hungary từ trước đến nay chủ yếu vẫn là thị trường EU. Vì vậy, về cơ bản các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Hungary chủ yếu là các nước EU như Đức, Hà Lan, Áo, Italy, Ba Lan, Slovakia, Tây Ban Nha, Pháp…Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những quốc gia này, nhưng một số mặt hàng Việt Nam vẫn có lợi thế tốt như hạt điều, hạt tiêu, cà phê.
Với diễn biến hiện nay, các mặt hàng này vẫn duy trì được sự tăng trưởng xuất khẩu tốt sang thị trường Hungary trong thời gian tới.
Mặc dù không phải là thị trường lớn trong khu vực nhưng nhu cầu nhập khẩu của Hungary vẫn tăng hằng năm, đạt mức trên dưới 100 tỷ USD/năm.
Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây.Việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã có hiệu lực tiếp tục mở ra cơ hội to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương mại hàng hóa và đầu tư tại thị trường EU nói chung và Hungary nói riêng trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu giảm, ngành điều đương đầu với nhiều thách thức
19:08' - 25/06/2022
Xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị trong khi giá nguyên liệu tăng, diễn biến thị trường thế giới bất lợi đang khiến ngành điều đối mặt nhiều khó khăn, dự kiến xuất khẩu cả năm sẽ thấp hơn năm 2021.
-
Hàng hoá
Thị trường châu Âu chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu của Gia Lai
17:34' - 24/06/2022
Hiện nay, Gia Lai có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại thị trường của gần 40 quốc gia; trong đó, các quốc gia thuộc châu Âu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu dưới 400 USD/tấn
14:20'
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục trầm lắng, giá xuất khẩu vẫn dưới 400 USD/tấn.
-
Hàng hoá
Hà Nội: Bắt giữ 1,4 tấn chân gà thành phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
14:17'
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 50 bao tải màu trắng, bên trong chứa chân gà đã thành phẩm (loại chiên, rán), với tổng khối lượng 1,4 tấn.
-
Hàng hoá
Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước
11:09'
Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm
18:26' - 24/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng
13:33' - 24/05/2025
Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá
19:35' - 23/05/2025
Chiều 23/5, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá.
-
Hàng hoá
Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
17:11' - 23/05/2025
Xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một “cuộc chiến” đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng.
-
Hàng hoá
Hồ tiêu Việt Nam khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới
16:54' - 23/05/2025
Trước sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và xu hướng chuộng sản phẩm đạt chuẩn cao, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam tái định vị trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 4/2025
16:25' - 23/05/2025
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp vào chiều 23/5, ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.