Thị trường lao động thế giới "lạc nhịp” vì COVID-19
ILO ước tính tổn thất về giờ làm việc toàn cầu trong quý II/2020 (so với quý IV/2019) đã được điều chỉnh lên mức 17,3%, tương đương 495 triệu việc làm toàn thời gian (giả định lao động làm việc 48 giờ một tuần), từ con số ước tính trước đó là 14%, tương đương với 400 triệu việc làm toàn thời gian. Dự báo mức tổn thất về thời giờ làm việc toàn cầu của quý III/2020 sẽ là 12,1% (tương đương với 345 triệu việc làm toàn thời gian).
Trong bối cảnh đó, tổ chức này cho rằng triển vọng thị trường lao động trong quý IV/2020 sẽ xấu hơn đáng kể. Tổn thất thời giờ làm việc toàn cầu trong quý IV/2020 ước tính lên đến 8,6% (so với cùng kỳ năm 2019), tương đương với 245 triệu việc làm toàn thời gian. Con số này cao hơn so với con số dự báo trước đây của ILO là 4,9% hay 140 triệu việc làm toàn thời gian.ILO kết luận rằng tổn thất nghiêm trọng về thời giờ làm việc gây nên bởi đại dịch đã dẫn tới mức sụt giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập từ việc làm của người lao động trên toàn thế giới. Ước tính trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020, thu nhập người lao động đã giảm 10,7%, tương đương 3.500 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi chịu ảnh hưởng nhiều nhấtBáo cáo của ILO cho rằng các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, với tổn thất về thu nhập từ lao động đã lên tới 15,1%, là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do người lao động ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là người lao động làm trong các lĩnh vực kinh tế phi chính thức, bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây.Đồng quan điểm này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 22/10 đã cảnh báo đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ tác động mạnh đến lĩnh vực việc làm tại khu vực Mỹ Latinh, cùng với đó là sự gia tăng đáng kể tỷ lệ nghèo đói khiến thu nhập bình quân đầu người trên thực tế tại các nước trong khu vực chỉ có thể được hồi phục vào năm 2025.Trong báo cáo về triển vọng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh và Caribe, các chuyên gia của IMF cho rằng cú sốc COVID-19 sẽ xóa bỏ một phần những tiến bộ kinh tế-xã hội mà khu vực này đã đạt được trong thời kỳ trước khi đại dịch bùng phát.Theo đó, hơn 30 triệu người tại Brazil, Mexico, Chile, Colombia và Peru đã mất việc làm trong quý II/2020. Tình trạng mất việc làm ảnh hưởng mạnh tới phụ nữ, đặc biệt là ở Brazil, Colombia và Peru, cũng như những người trẻ tuổi và lao động trình độ thấp trong khu vực phi chính thức. Trong khi đó tại châu Á, trong báo cáo công bố ngày 21/10, ILO cho rằng đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất nặng nề cho ngành may mặc, vốn là trụ cột của khu vực, khiến nhiều người trong số 65 triệu công nhân trong ngành này phải vật lộn khi các nhà máy phải đóng cửa hoặc cắt giảm tiền lượng.Báo cáo lưu ý rằng xuất khẩu từ các nước xuất khẩu hàng may mặc ở châu Á trong nửa đầu năm 2020 đã giảm tới 70%, và vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi bùng phát đại dịch, khiến nhiều công nhân mất việc làm.Các nền kinh tế đã phát triển cũng “chao đảo”Trong khi đó cũng tại châu Á, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc vừa thông báo nước này đã mất khoảng 392.000 việc làm trong tháng 9/2020, ghi nhận tháng thứ bảy liên tiếp số người mất việc làm tăng cao giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến thị trường việc làm tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc trong tháng Chín tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,6%, trong khi số người có việc làm giảm xuống còn 27,01 triệu người. Đây là đợt sụt giảm lao động dài nhất tại Hàn Quốc kể từ năm 2009 - thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi lực lượng lao động mất việc làm trong tám tháng liên tiếp.Ở bên bờ Đại Tây Dương, báo cáo “Sách Be” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi với tốc độ khiêm tốn trong đầu tháng 10/2020 và về tổng thể, bức tranh phục hồi là rất khác nhau giữa các lĩnh vực.
Theo giới quan sát, báo cáo “Sách Be” của Fed rõ ràng là lạc quan hơn báo cáo hồi tháng Chín. Tuy nhiên, tình hình thị trường việc làm tại Mỹ vẫn khá trái chiều. Hoạt động tuyển dụng trong các lĩnh vực tiếp tục diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau tại những khu vực có đặt chi nhánh của Fed, nhưng xu hướng sa thải tạm thời trở thành sa thải vĩnh viễn vẫn tồn tại.Một cuộc khảo sát của Fed chi nhánh Philadelphia đã tổng kết rằng việc gọi những công nhân bị sa thải đi làm trở lại đã giảm tốc từ 13% trong tháng Bảy xuống 5% trong tháng Chín. Trong khi đó, tỷ lệ các công ty đưa ra quyết định sa thải vĩnh viễn đã tăng từ 6% lên 7% trong cùng giai đoạn, dù tỷ lệ cho nhân viên nghỉ việc tạm thời đã giảm từ 6% xuống 5%.Tại châu Âu, một nghiên cứu được ngân hàng phát triển KfW (Đức) vừa công bố cho biết, số lượng nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở Đức có thể giảm 3,3% vào cuối năm nay, dẫn đến tình trạng mất hơn 1 triệu việc làm.Nghiên cứu của KfW cho biết, sau một "thập niên rực rỡ" của các SME Đức, "cú sốc” từ cuộc khủng hoảng COVID-19 đã xảy ra vào mùa Xuân 2020 khiến hơn 50% SME của Đức, tương đương khoảng 2 triệu công ty, dự kiến doanh thu sẽ giảm trong năm nay.Giải pháp tiềm năng: Kinh tế vĩ mô hay kinh tế tư nhân?Trước tình hình khó khăn trên thị trường lao động nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung, Hạ viện Mỹ ngày 2/10 đã bỏ phiếu thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 2.200 tỷ USD.Đây là gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ, bao trùm một loạt lĩnh vực rộng lớn của xã hội như các khoản hỗ trợ tiền mặt cho hầu hết những người dân Mỹ, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thực phẩm, các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, các quỹ hỗ trợ cho các bệnh viện bị quá tải và những ngành chịu ảnh hưởng lớn như hàng không.
Tương tự, 27 chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đạt được đột phá trong việc triển khai gói cứu trợ COVID-19 trị giá 750 tỷ euro sau các cuộc đàm phán ở Brussels, Bỉ. Đây là gói các khoản vay chung lớn nhất từ trước tới nay của EU.Trong khi Mỹ, châu Âu và một loạt nền kinh tế lớn khác liên tục tung ra các chính sách kích thích kinh tế “khổng lồ” để vực dậy nền kinh tế, một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã mang đến giải pháp bổ sung hoàn toàn mới dành cho các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Nam Á.Theo ADB, việc tăng cường sự năng động của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), cùng với sự sáng tạo và quốc tế hóa, là chìa khóa để hồi sinh các nền kinh tế Đông Nam Á đang chịu ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.Báo cáo Giám sát Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa châu Á (ASM) 2020 của ADB cho biết, MSME là động lực quan trọng trong các nền kinh tế Đông Nam Á, chiếm trung bình 97% tổng số doanh nghiệp, 69% lực lượng lao động quốc gia và đóng góp trung bình 41% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi nước trong giai đoạn 2010-2019.Nhà kinh tế Yasuyuki Sawada của ADB cho rằng trong bối cảnh các MSME ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, việc hỗ trợ sự phát triển cho các doanh nghiệp này, đặc biệt là trong việc áp dụng công nghệ và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ góp phần vào tăng trưởng toàn diện và hỗ trợ các nỗ lực phục hồi từ đại dịch COVID-19./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp làm cách nào để tạo việc làm cho lao động?
09:03' - 02/11/2020
Các doanh nghiệp dệt may trong nước đã tìm ra những hướng đi mới, giúp duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.
-
Chuyển động DN
Xoay chuyển tình thế, giữ việc làm cho người lao động
08:33' - 02/11/2020
Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, dưới tác động của dịch COVID-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày.
-
Đời sống
"Khúc quanh" trên thị trường lao động Mỹ
13:52' - 01/11/2020
Báo cáo mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng tốc độ tuyển dụng cũng giảm theo, nhiều người Mỹ mất việc tạm thời thì nay lại thất nghiệp dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Giữ việc cho người lao động: Bài toán nan giải thời COVID-19
13:49' - 01/11/2020
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), số thời gian làm việc trên thế giới trong quý II/2020 bị cắt giảm vì đại dịch COVID-19 tương đương với thời gian làm việc toàn thời gian của 195 triệu lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.