Thiếu dầu ăn làm trầm trọng cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
Hai tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine khiến hoạt động trao đổi thương mại nông sản toàn cầu bị đình trệ, Indonesia quyết định cấm xuất khẩu dầu ăn trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước và giá tăng cao.
Nguồn cung dầu ăn của thế giới, vốn đã bị thắt chặt bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, đang ngày càng đối mặt với nguy cơ suy giảm lớn hơn. * Tác động của việc Indonesia cấm xuất khẩu dầu ănKể từ ngày 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn không xác định. Trong thông báo của Chính phủ Indonesia, nước này sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá việc thực thi chính sách cấm này nhằm đảm bảo lượng dầu ăn trong nước được đầy đủ dồi dào với giá cả hợp lý.Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn của Chính phủ Indonesia được đưa ra nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng giá dầu ăn trong nước tăng mạnh từ đầu năm 2022 trở lại đây với mức tăng hơn 40% với mức giá bán lẻ bình quân hiện nay tại thị trường Indonesia là 26.436 rupiah/lít (1,84 USD/lít). Theo bà Siri Mulyan Indrawati, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, việc cấm xuất khẩu dầu ăn và dầu cọ thô của Chính phủ Indonesia là biện pháp chính phủ buộc phải áp dụng khi các biện pháp bình ổn giá thị trường khác bị thất bại. Trước đó, việc thực thi áp dụng giá bán trần dầu ăn (HET) của chính phủ với mức giá 14.000 rupiah/lít đã hoàn toàn thất bại khi không có dầu ăn được bán với giá trần nêu trên.Tờ Bloomberg cho rằng động thái này của Indonesia có thể làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ nông sản trên khắp thế giới. Indonesia chiếm hơn 1/3 xuất khẩu dầu thực vật toàn cầu. Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất, nằm trong số những khách hàng mua dầu ăn hàng đầu của Indonesia. Carlos Mera, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa nông nghiệp tại ngân hàng Rabobank, cho biết nguồn cung dầu ăn của Indonesia cho thế giới là không thể thay thế, và đây chắc chắn là một cú sốc lớn đối với thị trường.Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất - loại dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Thông báo của quốc gia Đông Nam Á này về việc tạm dừng xuất khẩu vào ngày 22/4 đã khiến giá dầu đậu nành kỳ hạn của Mỹ (dầu ăn thay thế cho dầu cọ) tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp. Ở Anh, một số siêu thị đang bán giới hạn các loại dầu ăn như dầu hướng dương, dầu ô liu và dầu hạt cải.Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến hoạt động giao dịch dầu hướng dương rơi vào hỗn loạn. Đây cũng là yếu tố siết chặt nguồn cung cấp các loại dầu thực vật khác được sử dụng trong thực phẩm, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Tình hình thời tiết bất lợi tại các nước sản xuất dầu ăn lớn trên thế giới cũng làm gia tăng thêm nỗi lo thiếu hụt nguồn cung. Tình trạng khô hạn làm giảm sản lượng đậu tương ở Nam Mỹ - nhà sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Trong khi đó, hạn hán ở Canada cũng làm giảm sản lượng hạt cải dầu, khiến nguồn cung có sẵn ngày càng khan hiếm.Trong khi nguồn cung thiếu hụt và giá cả tăng cao có thể làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát đối với các mặt hàng thực phẩm như dầu trộn salad và sốt mayonnaise ở các nền kinh tế giàu có như Mỹ, các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ sẽ gánh chịu những tác động tồi tệ hơn cả. Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc rất lớn vào dầu cọ nhập khẩu, sản phẩm thay thế giá rẻ cho dầu đậu nành, hướng dương và dầu hạt cải vốn đắt đỏ hơn. Atul Chaturvedi, Chủ tịch Hiệp hội thương mại các doanh nghiệp dầu ăn, cho biết: "Chúng tôi đã bị sốc trước quyết định này của Indonesia".* Lựa chọn thực phẩm hay nhiên liệu?
Chi phí lương thực và các mặt hàng thực phẩm chính tăng cao cũng dẫn đến cuộc tranh luận lớn nhất trong một thập kỷ qua về việc sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt các loại cây phục vụ sản xuất nhiên liệu. Hiệp hội các nhà làm bánh Mỹ, với các thành viên sản xuất 85% các sản phẩm bánh ngọt và bánh mỳ tại Mỹ, cảnh báo về các kệ hàng tạp hóa trống rỗng. Robb MacKie, Chủ tịch Hiệp hội này, khẳng định: "Chúng tôi rất cần Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho phép dự trữ dầu đậu nành chuyển thành dầu ăn thay vì trở thành nhiên liệu sản xuất dầu diesel sinh học".Bài toán lương thực và nhiên liệu cũng đang nổ ra ở các khu vực khác, trong đó có Indonesia. Theo Tosin Jack, Giám đốc phụ trách thị trường hàng hóa tại công ty cung cấp dữ liệu giá cả hàng hóa toàn cầu Mintec (Anh), biện pháp hạn chế xuất khẩu dầu ăn của Indonesia chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát thực phẩm vốn đã ở mức cao kỷ lục.Nguồn cung dầu thực vật thắt chặt cũng góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất thực phẩm tìm kiếm biện pháp như áp dụng công thức mới và chuyển sang các sản phẩm thay thế nếu có thể.Giá dầu đậu nành kỳ hạn tại Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021, một phần là do nhu cầu tăng cao đối với các nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Sau đó, giá mặt hàng này tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục sau khi xung đột Nga-Ukraine làm gián đoạn các chuyến hàng chở dầu hướng dương và đặt ra nhu cầu về các mặt hàng thay thế.Giá dầu hạt cải của Canada cũng leo lên mức cao nhất từ trước đến nay trong năm 2021 khi hạn hán tàn phá loại cây trồng trên khắp các thảo nguyên Bắc Mỹ này, khiến sản lượng bị thu hẹp. Trong khi đó, giá dầu cọ ở châu Á đã tăng khoảng 50% và giá dầu hạt cải ở châu Âu tăng 55% trong 12 tháng qua.John Baize, nhà phân tích độc lập và cũng là cố vấn của Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ, nhận định rằng, "mặc dù giá cao kỷ lục, nhu cầu dầu thực vật vẫn ở mức cao vì dầu thực vật là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống ở tất cả các quốc gia và đặc biệt là ở các nước như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Ông Baize mô tả việc hạn chế xuất khẩu dầu cọ của Indonesia là một "vấn đề lớn" song ông kỳ vọng biện pháp này sẽ không kéo dài. Indonesia đã xuất khẩu 26,87 triệu tấn dầu cọ vào năm 2021, so với mức tiêu thụ chỉ là 15,28 triệu tấn trong nước.Trước mắt, lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia làm gia tăng lo lắng về chi phí và tình trạng thiếu lương thực, trong bối cảnh các quốc gia khác cũng có thể thực hiện động thái tương tự khi cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài./.Tin liên quan
-
Thị trường
Indonesia ngừng xuất khẩu dầu cọ
14:41' - 28/04/2022
Ngày 28/4, Indonesia đã bắt đầu áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ trong bối cảnh nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu ăn và giá cả leo thang.
-
Hàng hoá
Giá dầu ăn sẽ tăng khi Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ
15:53' - 25/04/2022
Các nhà quan sát dự đoán lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia sẽ khiến tất cả các loại dầu ăn chính bao gồm dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải tăng giá.
-
DN cần biết
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
09:14' - 25/04/2022
Bộ Công Thương cho biết, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
-
Hàng hoá
Indonesia cấm xuất khẩu dầu ăn và nguyên liệu thô
09:01' - 25/04/2022
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết chính phủ nước này sẽ cấm xuất khẩu dầu ăn và các nguyên liệu thô liên quan đến sản xuất dầu ăn từ ngày 28/4 cho đến thời hạn sẽ được xác định sau.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường Nam Mỹ và những cơ hội mới
06:30'
Khu vực Nam Mỹ đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Đức. Điều này một phần xuất phát bởi chính sách cô lập mới của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền toàn cầu?
05:30'
Để đồng euro có thể mở rộng vị thế là đồng tiền thế giới thay thế cho USD, EU cần một chính sách tài khóa phối hợp và một hệ thống để giảm thiểu các cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức nghiêm trọng đối với ngành hoá chất của Bỉ
06:30' - 20/05/2025
Ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất của Bỉ, một trụ cột kinh tế của quốc gia này, đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi lần đầu tiên sau một thập kỷ ghi nhận sự sụt giảm việc làm.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc: Lo ngại vẫn hiện hữu
05:30' - 20/05/2025
Kênh CNBC cho biết, ngay khi các biện pháp thuế quan được chính phủ hai nước Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng tăng lượng đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.