Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 7 chương trình đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhiều về số lượng nhưng lại không ổn định và bền vững. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng mất cân đối cung - cầu nguồn lao động, chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo còn yếu.
Bài 1: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng caoTheo Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường lao động của thành phố đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, thị trường lao động phát triển chưa đồng bộ, thể hiện sự chênh lệch cung - cầu lao động về số lượng; đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Thành phố Hồ Chí Minh đang rất thừa lao động phổ thông song lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề trong định hướng phát triển.
Trung tâm đã khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại thành phố năm 2018, kết quả cho thấy dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng 300.000 lao động, tăng bình quân 5% so với năm 2017. Về cơ cấu, lao động có trình độ đại học trở lên 20%; cao đẳng 17%; trung cấp và công nghệ kỹ thuật lành nghề 32%; sơ cấp nghề 10% và lao động chưa qua đào tạo 21%.Cơ hội việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 sẽ rộng mở đối với lao động có chuyên môn, tay nghề cao, trang bị thêm kỹ năng mềm đặc biệt kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm lao động, năng lực ứng dụng tin học và ngoại ngữ.
Do đó, năm 2018, thị trường lao động thành phố tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; chú trọng phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, trình độ lao động, có tay nghề, năng suất lao động đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động…
Trong khi đó, phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường lại chưa đủ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm để tiếp cận công việc, nhất là các kỹ năng mà thị trường lao động cần.
Các chuyên gia cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng tác động đến việc thay đổi năng suất lao động. Thực tế về trình độ đào tạo, nhóm có trình độ đào tạo bậc trung (cao đẳng, trung cấp nghề) có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng suất lao động nhưng Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực này. Số lượng lao động bậc trung hiện nay chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu lao động.Ngoài ra, nền kinh tế còn xảy ra tình trạng sử dụng bất hợp lý nguồn nhân lực, tỷ lệ không sử dụng hết trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 16-24%. Nguyên nhân do công tác đào tạo nguồn nhân lực bậc cao và bậc trung còn yếu kém; chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa dựa vào yêu cầu thị trường, chưa tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch về lao động; công tác phân luồng học sinh, dự báo nhu cầu nhân lực chưa sát với nhu cầu nhân lực từng lĩnh vực.
Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá: Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo, có rất nhiều đề án đào tạo nhưng nhìn chung nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ nói riêng bậc đại học mà cả bậc cao đẳng, đào tạo nghề.Chúng ta đào tạo nhiều nhưng không có phân tầng mục tiêu đào tạo nên các đơn vị đào tạo trong nước đều đào tạo na ná giống nhau, dẫn đến số sinh viên ra trường nhiều nhưng không được sử dụng. Bên cạnh đó, các trường đại học đào tạo kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật không có nghĩa là đào tạo đúng một người đó làm đúng một việc mà cần đào tạo kiến thức nền. Khi vào doanh nghiệp, người lao động bắt buộc phải được đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn sâu hoặc có thời gian tìm hiểu.
Mặt khác, theo Phó Giáo sư –Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển các trường đại học trong những năm vừa qua quá nhiều nhưng cần thẳng thắn thừa nhận chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường phải thuê cơ sở, không có các trang thiết bị thực hành, xưởng, phòng thí nghiệm… Vì vậy không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao.../. (Bài 2: Chủ động trước xu hướng chuyển đổi ngành nghề)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lý do thay đổi tư duy về nguồn nhân lực truyền thống (Phần 2)
06:30' - 26/03/2018
Sự đổ bộ của trí thông minh nhân tạo (AI) và robot không có nghĩa là nhân lực truyền thống sẽ trở nên hoàn toàn thừa thãi mà thậm chí còn giúp cho công tác phân bổ trở nên hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do thay đổi tư duy về nguồn nhân lực truyền thống (Phần 1)
05:30' - 26/03/2018
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của làng công nghệ thế giới, nguồn nhân lực không chỉ là con người mà còn bao hàm trí thông minh nhân tạo (AI) hay robot.
-
Kinh tế Thế giới
Bài toán đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thái Lan
05:30' - 20/03/2018
Thái Lan là một trong những quốc gia “nhập khẩu” chương trình đào tạo kỹ thuật viên từ Nhật Bản, với hy vọng giúp nước này tránh khỏi nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng chất nguồn nhân lực: Làm chủ các kỹ năng mới
08:48' - 18/03/2018
Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn lao động là nội dung được Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Quân chia sẻ với phóng viên TTXVN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững
16:33'
Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu và gia vị, tuy nhiên ngành hồ tiêu đang đối mặt với nhiều biến động, thách thức để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
16:27'
Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
15:21'
Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
15:20'
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất lúa liên tiếp bội thu nhờ thích ứng với biến đổi khí hậu
15:00'
Đáng chú ý là 100% diện tích lúa hàng hóa trên địa bàn đã được thương lái thu mua với giá cao hơn từ 1.300 đồng đến 2.200 đồng/kg so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia phản ánh cam kết sâu sắc hơn đối với sự phát triển chung của hai nước
13:42'
Hai nước là những người bạn lâu năm và đều là những thành viên không thể tách rời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024: Minh bạch và hiệu quả
13:39'
Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 được tổ chức vào tối ngày 28/11/2024 tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
11:01'
Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.