Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tự vệ toàn cầu đối với sợi từ polyeste
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục này vừa nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ về việc ngày 30 tháng 5 năm 2020, Tổng vụ nhập khẩu – Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm có mã HS 5503.20.00.
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc sợi từ polyeste nhập khẩu có sự gia tăng trong thời gian gần đây. Điều này dẫn tới việc một số chỉ số kinh tế của ngành như lợi nhuận, hiệu suất sử dụng công suất suy giảm và tồn kho gia tăng.Thông tin liên lạc với Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ: Republic of Turkey Ministry of Trade, Directorate General of Imports;Department of Safeguard Measures;Söğütözü Mah. 2176. Sk. No:63 06530 Çankaya/Ankara; Tel +90 312 204 9942, 9293, 9937, 9952 Fax: +90 312 204 86 33 và website : http://www.ticaret.gov.tr E-mail: korunma@ticaret.gov.tr
Các công ty, tổ chức nước ngoài muốn tham gia làm bên liên quan cần nộp Bản trả lời câu hỏi cùng với các quan điểm, lập luận chính thức tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ email: korunma@ticaret.gov.tr (Directorate General EBYS). Thời hạn đăng ký tham gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố thông báo về việc khởi xướng điều tra (ngày 30 tháng 5 năm 2020). Bản câu hỏi điều tra có thể được tải xuống từ trang trang thông tin điện tử: http://www.ticaret.gov.tr Các bên liên quan phải trả lời đầy đủ và nộp Bản câu hỏi điều tra này trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố thông báo về việc khởi xướng điều tra. Trường hợp cần thiết như xin gia hạn hoặc cần làm rõ Bản câu hỏi điều tra, Bên tham gia có thể liên lạc với Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỹ theo thông tin phía trên. Ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong vụ việc là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả các Bản trả lời, lập luận, quan điểm và các thông tin liên quan phải được dịch ra tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (bao gồm cả viết và nói). Các ngôn ngữ khác không được chấp nhận và xem xét. Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ có thể yêu cầu bổ sung thông tin trong bất kỳ thời gian nào của vụ việc. Bên liên quan có thể gửi đề nghị tham vấn bằng cách trình bay trong bản trả lời câu hỏi. Theo đó, Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ sẽ công bố thời gian và địa điểm tổ chức tham vấn hoặc các thông báo liên quan trên trang thông tin điện tử chính thức. Cuộc điều tra sẽ kéo dài trong 9 tháng và có thể gia hạn thêm 6 tháng, nếu cần thiết. Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp bản câu hỏi điều tra theo đúng thời hạn quy định, việc trả lời bản câu hỏi điều tra cũng nhằm mục đích đăng ký tham gia và làm bên liên quan. Bên cạnh đó, liên lạc thường xuyên, hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc diễn ra. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ để nâng cao tiếng nói với Chính phủ, yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thương mại và các hiệp hội liên quan để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời. Cục Phòng vệ Thương mại cũng lưu ý bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình điều tra sẽ dẫn tới việc Cơ quan điều tra sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức biện pháp tự vệ do nguyên đơn đề xuất. Việc bị áp dụng biện pháp biện pháp tự vệ sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Chủ động ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại
09:50' - 07/06/2020
Bộ Công Thương đang tích cực kiện toàn bộ máy cơ quan điều tra, hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin các quy định về phòng vệ thương mại theo Hiệp định EVFTA.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ