Thỏa thuận "đóng băng" sản lượng có thể đẩy giá dầu lên 60 USD/thùng
Nếu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đạt được một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng dầu tại hội nghị không chính thức dự kiến diễn ra vào cuối tháng Chín này, bên lề diễn đàn về năng lượng lần thứ 15, giá dầu có thể tăng lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017.
Ông Abdelmadjid Attar, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp khí đốt Algeria nhấn mạnh, cuộc họp tới đây tại Algiers vô cùng quan trọng, đồng thời cho rằng hiện nay mọi chỉ dấu là rất tích cực để các nước sản xuất có thể đạt được một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng.Các nước OPEC có lợi ích khi "đóng băng" sản lượng hiện tại và tất cả các nước cần tôn trọng thỏa thuận. Ông Attar nhấn mạnh cần phải giảm sản lượng vì điều đó sẽ giúp các nước thu lợi về giá.
là có hội cuối cùng để ổn định giá dầu và đẩy giá “vàng đen” lên mức 60 USD/thùng vào năm 2017. Nếu các nước sản xuất không đạt được một thỏa thuận trên, giá dầu sẽ không thể vượt quá 45 USD/thùng.
Tuy nhiên, ông Attar thừa nhận rằng một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng của OPEC hay giảm sản lượng sẽ đối mặt với nhu cầu tăng sản lượng của một số nước, nhất là Iraq. Mức sản lượng của OPEC cũng như của nước ngoài OPEC chắc chắn tác động tới giá dầu, nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố.Ông Attar nhấn mạnh không chỉ OPEC có thể làm tăng hay giảm giá dầu. OPEC nắm giữ 80% trữ lượng dầu thế giới nhưng lại chỉ chiếm 35% sản lượng thế giới. Những nước ngoài OPEC như Nga hay Mỹ cũng là những nhà sản xuất lớn.
Một cuộc đình công đơn giản tại Nigeria có thể làm giá dầu tăng thêm 2 USD hoặc 3 USD/thùng hay sự khởi đầu của xung đột chính trị tại Trung Đông có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng.
Theo ông Attar, hiện nay, có không dưới bảy yếu tố cơ bản quyết định giá dầu thế giới. Trước hết là cung và cầu. Hiện tại, nguồn cung lớn hơn cầu 2 triệu thùng/ngày.Tiếp đó là sản lượng của Mỹ - nước sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Nga và Saudi Arabia, từ năm 2006 đã tăng mạnh sản xuất dầu khí phi truyền thống. Mỹ hiện sản xuất 10 triệu thùng dầu/ngày và có dự trữ hơn 500 triệu thùng dầu.
Suy thoái kinh tế thế giới và tiêu dùng năng lượng thế giới giảm, cũng như đồng USD tăng giá so với đồng euro kể từ năm 2014 cũng là những yếu tố chính khác tác động lên giá dầu.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia vẫn không muốn đóng băng sản lượng sau thỏa thuận với Nga
07:53' - 06/09/2016
Nga và Saudi Arabia ngày 5/9 nhất trí "phối hợp hành động" nhằm thúc đẩy giá dầu, song hai nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới này chưa có tiến triển nào về "đóng băng sản lượng".
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia sẽ đóng băng sản lượng nếu các nước khác có hành động tương tự
14:34' - 02/04/2016
Hoàng thái tử Saudi Arabia Mohammed Ben Salmane ngày 1/4 nói rằng Ryad sẽ "đóng băng" sản lượng dầu thô nếu các nước sản xuất chủ chốt, trong đó có Iran, cũng làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Iran chưa tham gia đàm phán về đóng băng sản lượng
11:53' - 14/03/2016
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran khẳng định Iran sẽ tham gia bàn bạc về đóng băng sản lượng, sau khi sản lượng khai thác của Iran cán mốc 4 triệu thùng dầu/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39'
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.