Thỏa thuận "lịch sử" giúp bảo vệ hệ sinh thái Bắc Cực
Bắc Cực và một số quốc gia có hoạt động đánh bắt cá tại khu vực này, trong đó có Trung Quốc, Nga và Mỹ vừa nhất trí không triển khai hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại cho tới khi nghiên cứu đầy đủ về hệ sinh thái khu vực.
Thỏa thuận trên được hình thành trong bối cảnh, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Bắc Cực đang ấm dần lên với mức nhiệt tăng cao gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, khiến trữ lượng cá và mật độ phân bổ cá biến động mạnh, có thể tạo ra nguồn tài nguyên biển dồi dào cho các ngư dân trong trung và dài hạn.
Tuy nhiên, các bên tham gia thỏa thuận muốn nghiên cứu kỹ hơn trước khi triển khai đanh bắt bắt vì mục đích thương mại để tránh những hậu quả khó lường đối với hệ sinh thái khu vực.
Bộ trưởng Ngư nghiệp Canada Dominic Leblanc cho biết quốc gia này cùng với Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Đan Mạch, Iceland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Nga và Mỹ đã nhất trí không tiến hành các hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại tại các vùng biển ngoài khơi trung tâm vùng biển Bắc Cực, tạo điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về hệ sinh thái của khu vực.
Các bên cũng nhất trí trước khi triển khai hoạt động đánh bắt, mỗi thành viên đều phải xây dựng gói biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp. Ngoài ra, mỗi thành viên phải tôn trọng cam kết thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học và giám sát chung nhằm tìm hiểu kỹ hơn về hệ sinh thái Đại dương Bắc cực, xem khu vực này có phù hợp để khai thác hải sản vì mục đích thương mại trong tương lai hay không.
Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề môi trường, ngư nghiệp và hàng hải Karmenu Vella gọi thỏa thuận mang tính ràng buộc này là "dấu mốc lịch sử", lấp đầy lỗ hổng trong hoạt động quản lý đại dương toàn cầu, bảo vệ hệ sinh thái biển "dễ tổn thương" cho thế hệ sau.
Về cơ bản, thỏa thuận này cần được toàn bộ 10 bên tham gia phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực. Các bên hy vọng thỏa thuận sẽ kéo dài khoảng16 năm, giúp bảo vệ 2,8 triệu km2 diện tích mặt biển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu phá băng kéo dài mùa vận chuyển qua Bắc Cực
07:33' - 21/08/2017
Tàu chở khí thiên nhiên hoá lỏng có khả năng phá băng được dùng vận chuyển khí đốt từ một kho cảng của Nga sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10/2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.