Thoái vốn không phải vì mục tiêu ngân sách nhà nước
Chính phủ mới có quyết định cho phép Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn tại 10 doanh nghiệp nhà nước. Trong số này có nhiều “ông lớn” đang hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận lớn như FPT, Vinamilk đã khiến dư luận thực sự quan tâm.
Phóng viên Bnews/TTXVN đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý nhằm làm rõ hơn những vấn đề xoay quanh việc thoái vốn.
* Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh:
Quyết định thoái vốn các doanh nghiệp lớn như: Vinamilk, FPT, hay nhựa Bình Minh không hẳn là quyết định tự thân của SCIC, mà đây là do áp lực từ phía trên khi có những nhận định trong thời gian qua chủ yếu thoái vốn ở những doanh nghiệp làm ăn một cách bình thường, thậm chí những doanh nghiệp thua lỗ hay chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Lần này chúng ta quyết tâm thoái vốn ở những doanh nghiệp Nhà nước. Có thể nói, thứ nhất, quy mô rất lớn; thứ hai, đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường.
Quan trọng nhất là thông qua việc SCIC thoái vốn khỏi một số doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn có hiệu quả và đang có lợi nhuận lớn trong thời gian gần đây thì ít nhất trong ngắn hạn sẽ cải thiện được thị trường tài chính.
Quan trọng hơn về mặt trung và dài hạn sẽ giúp chúng ta xác lập một cách rõ ràng hơn về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế nói chung cũng như vai trò của một nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, cũng như vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Mỗi một doanh nghiệp Việt Nam trước bối cảnh hội nhập, cần tự đánh giá doanh nghiệp của mình, xác định một cách rõ ràng, lợi thế cạnh tranh, cả về cạnh tranh tương đối và cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp mình là gì?
Và, nếu không tận dụng được cơ hội thì rất nhiều khi cơ hội lại biến thành thách thức và ngược lại những thách thức mà vượt qua được lại trở thành những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.
* Ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính):
Trong Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại nộp ngân sách nhà nước, SCIC là doanh nghiệp nhà nước nên lợi nhuận của đơn vị này cũng phải thực hiện theo quy định của Luật.
Việc SCIC thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp lớn không phải vì mục tiêu ngân sách nhà nước như nhiều ý kiến mà điều này nằm trong kế hoạch thực hiện định hướng của Chính phủ là thoái vốn ở những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ theo quy định của Luật trên.
Nợ công và ngân sách là những vấn đề đã được quy định tại Luật riêng và có giải pháp khác. Cụ thể, về nợ công, đầu năm 2015, Chính phủ đã ra chỉ thị phải siết chặt quy trình đánh giá và giảm bớt bảo lãnh Chính phủ, chỉ những lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ như an sinh xã hội hoặc những lĩnh vực không tạo ra lợi nhuận, Nhà nước sẽ phải đứng ra bảo lãnh.
Về ngân sách, vấn đề quan trọng là tạo ra khuôn khổ pháp lý để cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo minh bạch để doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn, nộp thuế nhiều hơn. Thực tế trong thời gian qua, một số loại thuế đã được cắt, giảm, nguồn thu vẫn đảm bảo.
* Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Ciem):Tôi rất hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ việc Thủ tướng Chính phủ cho phép thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn vừa qua. Đây là những doanh nghiệp mà nhà nước không cần phải nắm giữ vốn.
Tôi cho rằng đây là bước ngoặt khi Chính phủ đã thay đổi tư duy về vai trò của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Làm đúng chức năng nhiệm vụ của nhà nước không thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, tạo cơ hội cho khu vực tư nhân và những đối tượng khác.
Tôi nghĩ rằng đây là điểm mới và hoàn toàn ủng hộ, trước hết là về chủ trương mặc dù biết việc triển khai này không phải là dễ dàng./.
Thúy Hiền – Thùy Dương – Quang Toàn/Bnews/TTXVN
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thoái vốn nhà nước sẽ không gây biến động trên thị trường
17:04' - 16/10/2015
Sau khi có tin SCIC sẽ thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp lớn, phóng viên BNEWS/TTXVN đã phỏng vấn ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thoái vốn Nhà nước cần minh bạch đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư
18:50' - 15/10/2015
Một số doanh nghiệp trong số này cho rằng, Nhà nước cần bán đấu giá công khai, rộng rãi và minh bạch để đem về lợi ích cao nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam – WEF
21:33' - 21/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong gồm con người, thiên nhiên, đặc biệt là khai thác các không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở
21:28' - 21/01/2025
Căn cứ số lượng sở được thành lập, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở và tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập thành phố Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
20:17' - 21/01/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Phú Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 333,02 km2 và quy mô dân số là 287.055 người của thị xã Phú Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore tăng mạnh
19:49' - 21/01/2025
Năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam
19:45' - 21/01/2025
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn bài viết cho rằng trước thời điểm diễn ra hội nghị WEF, Việt Nam khẳng định vị thế ngày càng lớn mạnh như một nhân tố chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp về phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch
19:45' - 21/01/2025
Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xử lý ô nhiễm sông, hồ của Hà Nội là hết sức cấp bách, cần thiết, phải làm nhanh nhất có thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW
18:59' - 21/01/2025
Tổng Bí thư lưu ý Ban Chỉ đạo xác định việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Đầu tư vào chăn nuôi sẽ rất hạn chế nếu để xảy ra buôn lậu động vật
16:55' - 21/01/2025
Nhiều địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, kêu gọi “đại bàng vào đẻ trứng vàng” trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng lại để diễn ra phổ biến tình trạng vận chuyển trái phép động vật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông đưa 80 dự án chậm triển khai ra khỏi danh mục thu hồi đất
16:30' - 21/01/2025
HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua danh mục 87 dự án cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong năm 2025 và đưa ra khỏi danh mục thu hồi đất đối với 80 dự án chậm triển khai.