Thông cáo số 14 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
Thứ năm, ngày 9/11/2017, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.
Quốc hội đã nghe và thảo luận Báo cáo về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Trong quá trình thảo luận, có 15 lượt đại biểu thảo luận và 2 đại biểu tranh luận, tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
1.Những kết quả đạt được trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới: Quốc hội ghi nhận các chính sách về bình đẳng giới đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; nhiều luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác về bình đẳng giới từng bước được hoàn thiện. Đồng thời, đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong công tác triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, góp phần đưa các quy định của Luật vào cuộc sống, cụ thể là: - Chính phủ, các bộ, ngành đã quan tâm tới công tác hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới; ban hành kịp thời nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới và các quy định về bình đẳng giới trong các luật có liên quan. - Hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng pháp luật được quan tâm hơn; nội dung lồng ghép giới ngày càng cụ thể, khả thi hơn. - Công tác tuyên truyền, phổ biến được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, góp phần tạo chuyển biến nhất định trong nhận thức của cán bộ, nhân dân về bình đẳng giới. - Tổ chức bộ máy hoạt động về bình đẳng giới đã từng bước được kiện toàn; đội ngũ cán bộ làm công tác này bước đầu được quan tâm tập huấn kỹ năng, trang bị kiến thức, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. - Việc thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực (kinh tế, lao động việc làm, y tế, giáo dục, chính trị...) đã đạt một số kết quả tích cực, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chính trị, văn hóa, thể dục, thể thao. Mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể cùng với sự chuyển biến về nhận thức; khoảng cách giới giữa nam và nữ trong các lĩnh vực dần được thu hẹp. 2.Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới: - Nội dung báo cáo còn hạn chế, chưa toàn diện; còn hơn 50% số chỉ tiêu chưa có số liệu hoặc số liệu chưa phù hợp với tiêu chí; tính chính xác của một số số liệu thống kê chưa cao; chưa đánh giá chính xác, đầy đủ, toàn diện kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới như: đánh giá về nguồn nhân lực nữ, vấn đề bạo lực xâm hại phụ nữ và trẻ em, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, việc phá thai ở tuổi vị thành niên, việc mất cân bằng giới tính khi sinh hoặc thống kê bộ chỉ tiêu giới quốc gia còn nhiều hạn chế. - Việc thực hiện bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, đó là: người lao động nữ còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận cơ hội việc làm tốt, về lựa chọn ngành nghề và vị trí việc làm so với nam giới; còn khoảng cách giới về giáo dục, y tế giữa các khu vực, vùng miền và các nhóm dân tộc; tỷ lệ nữ tham gia hoạt động chính trị có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; thực trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em, tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em và tình trạng xâm hại tình dục trẻ em còn có những diễn biến phức tạp; việc phụ nữ tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý còn hạn chế; hệ thống Tòa án và trợ giúp pháp lý chưa bảo đảm quy trình phù hợp cho các đối tượng đặc thù (như: nạn nhân bị bạo hành, trẻ em bị xâm hại...)... - Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn nhiều khó khăn, hạn chế; một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm; nhận thức và trách nhiệm của một số bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; việc bố trí cán bộ làm công tác bình đẳng giới còn ít so với yêu cầu. - Công tác thanh tra, kiểm tra về bình đẳng giới tại nhiều địa phương còn hình thức, chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao. - Sự tham gia, ủng hộ của nam giới đối với các hoạt động nhằm thực hiện bình đẳng giới tuy có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn khiêm tốn; trong khi đó, để đạt được mục tiêu bình đẳng giới thì cần phải thay đổi nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cả nam giới và nữ giới. 3.Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện báo cáo và quan tâm thêm các giải pháp về: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới; thực hiện lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và trong xây dựng pháp luật; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nữ, chăm lo hơn công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; bố trí hợp lý ngân sách và tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bình đẳng giới. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung báo cáo, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. Quốc hội đã nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Thứ sáu, ngày 10/11/2017, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi), dự án Luật Đo đạc và bản đồ; thảo luận ở tổ về dự án Luật Đo đạc và bản đồ. Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt và thảo luận ở tổ về dự án Luật này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 13 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI
20:10' - 08/11/2017
Thứ tư, ngày 8/11, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tố cáo
13:32' - 08/11/2017
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 8/11, các đại biểu Quốc hội nghe tại hội trường Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và thảo luận ở tổ về nội dung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 12 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
20:35' - 07/11/2017
Ngày 7/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Không tiếp tay cho "tham nhũng vặt"
16:47' - 07/11/2017
Cử tri Nguyễn Văn Ba (cựu chiến binh ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) cho rằng, ý kiến thảo luận của các đại biểu về hiện tượng "tham nhũng vặt" là vấn đề nhức nhối mà dư luận quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Tham nhũng - vấn đề nhức nhối của quốc gia
20:23' - 06/11/2017
Ngày 6/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40'
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49'
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37'
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53'
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.