Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga: Cân bằng và thực chất
Có thể nói trong các nhiệm kỳ của mình, Thông điệp liên bang của Tổng thống V.Putin luôn đặt ra đường lối chính trị cho cả đất nước.
Năm nay, bản thông điệp thường niên của ông Putin được đặc biệt chú ý bởi đây là những đánh giá, tổng kết đầu tiên về năm đầu của nhiệm kỳ tổng thống thứ tư, sau khi ông Putin tái đắc cử hồi tháng 3 năm ngoái với cam kết tạo bước phát triển đột phá để đưa nước Nga hùng mạnh trở lại.
Trong gần 1 năm qua, bên cạnh vai trò không ai có thể phủ nhận ở các hồ sơ nóng quốc tế như Syria, Iran, nước Nga vẫn bị bao vây bởi chính sách trừng phạt kinh tế từ phía phương Tây, khiến đời sống người dân chưa đạt được những cải thiện mong đợi.
Nếu như trong thông điệp năm ngoái, Tổng thống Nga nói đến nhiệm vụ phát triển vượt trội cả trên trường quốc tế và trong nước, thì năm nay người dân chờ đợi một bước vượt trội tiếp theo, thực chất hơn, đó là vượt trội trong kinh tế, trong phát triển xã hội, phát triển con người.
Mở đầu bản Thông điệp liên bang 2019, Tổng thống V.Putin khẳng định ngay nội dung chính sẽ là các vấn đề đối nội của đất nước.
Mục đích là đưa nước Nga tiến lên, cải thiện đời sống người dân, giải quyết vấn đề nhân khẩu học, trong đó trọng tâm được đặt vào đảm bảo nhà ở, trợ cấp sinh con, bảo đảm chăm sóc y tế ở cả vùng sâu vùng xa, tôn trọng con người, phát triển các giá trị văn hóa v.v.
Một trong các biện pháp chống đói nghèo, theo Tổng thống Putin là phải thiết lập được các hợp đồng xã hội mà đối tượng thụ hưởng là khoảng 9 triệu người dân Nga.
Người đứng đầu nước Nga nhấn mạnh điều quan trọng là mọi người dân phải cảm nhận được những cải thiện đó. Nói cách khác, mọi chính sách xã hội đều phải có hiệu quả thực chất thông qua việc đem lại thịnh vượng cho người dân Nga, và đó là mục đích cao nhất.
Với tính chất là văn kiện pháp lý của đất nước trong cả năm, có thể thấy Tổng thống Nga đã điểm ra diện mạo của đất nước trong tương lai gần, đi vào những “ngóc ngách” nhỏ nhất trong cuộc sống: hơn 17 tỷ ruble chi xây dựng và cải tạo các nhà văn hóa ở nông thôn, khởi động chương trình đưa các bác sĩ, giáo viên trẻ về với các khu vực nông thôn.
Internet tốc độ cao phủ sóng tất cả các trường phổ thông Nga vào năm 2021. Trong khuôn khổ các dự án quốc gia, nhà nước đã chi không dưới 1.000 tỷ ruble cho cuộc đấu tranh với căn bệnh ung thư v.v.
Về kinh tế, lãnh đạo nước Nga đặt ra nhiệm vụ đạt tăng trưởng kinh tế 3% vào năm 2021 với 4 ưu tiên hàng đầu: tăng năng suất lao động, tăng xuất khẩu phi nguyên liệu; Cải thiện môi trường kinh doanh; Dỡ bỏ các rào cản trong kinh tế; Đào tạo nhân sự.
Khoa học và công nghệ cũng là lĩnh vực chuẩn bị đột phá. Đầu tư đạt 6-7% vào năm 2020. Cho đến năm 2025, Nga phải lọt vào danh sách các nước hàng đầu trên thế giới về công nghệ gen và thông tin. Lãnh đạo cao nhất nước Nga cũng chỉ thị phải khởi động triển khai mạng 5G.
Đề cập các vấn đề đối ngoại, quan hệ với hai nước láng giềng gần gũi nhất là Belarus và Ukraine được Tổng thống V.Putin chú trọng.
Đồng thời, ông khẳng định Nga sẽ tiếp tục chính sách hoàn toàn cởi mở, cùng lúc bảo đảm chủ quyền, độc lập quốc gia. Quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những định hướng quan trọng.
Ông Putin khẳng định đang tiếp tục tìm kiếm những con đường ký kết hiệp ước hòa bình với Tokyo.
Ông Putin cũng hy vọng Liên minh châu Âu sẽ thi hành những bước đi cụ thể để khôi phục lại quan hệ kinh tế và chính trị bình thường với Nga. Nội dung chính sách đối ngoại của Nga phát đi một thông điệp rằng nước Nga sẵn sàng đối thoại và hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Một phần riêng trong Thông điệp liên bang 2019, Tổng thống V.Putin dành nói về thách thức lớn nhất hiện nay đối với nước Nga, đó là quan hệ với Mỹ và đảm bảo năng lực quốc phòng trong bối cảnh Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thực chất đã ngừng hoạt động.
Xác nhận rằng INF hiện giờ có phần lỗi thời do cho đến nay nhiều nước đã phát triển loại vũ khí trên, song lãnh đạo Nga khẳng định Mỹ không nên tìm cớ cáo buộc Nga vi phạm để đơn phương rút khỏi thỏa thuận quan trọng trong hệ thống kiểm soát vũ khí chiến lược này.
Tổng thống Putin chỉ ra rằng khi đưa tên lửa của mình sang Romania và Ba Lan, Mỹ đã công khai bất chấp các quy định của INF.
Ông khẳng định Nga sẽ và đủ tiềm lực để đáp trả các động thái đó từ phía Mỹ, song không bao giờ là bên đi trước. Lãnh đạo Nga lưu ý Mỹ vẫn duy trì chính sách chống Nga, tiếp tục các biện pháp trừng phạt, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, song việc làm đó cũng không phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Nga luôn mong muốn xây dựng được quan hệ bình đẳng, thân thiện và đầy đủ với Mỹ, đồng thời sẵn sàng đối thoại khi đối tác cũng thể hiện sự sẵn sàng đó.
Tổng thống Vladimir Putin cũng dành riêng những thông tin mới nhất về các loại vũ khí hiện đại của Nga để kết thúc bản Thông điệp liên bang năm nay.
Theo đó, hiện Nga đang tiến tới chế tạo các loại tên lửa siêu thanh “Sirkon”, “Avangard”, “Kinzhal”, tên lửa đạn đạo liên lục địa “Sarmat”, tàu ngầm mang tên lửa đầu tiên “Poseidon” sẽ được hạ thủy vào đầu năm sau. Hạm đội Nga sẽ được phiên chế 7 tàu ngầm và 5 tàu chiến trong thời gian tới đây.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin cũng một lần nữa nhấn mạnh vũ khí Nga là để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và đáp trả những mối đe dọa đối với nền an ninh của đất nước, đồng nghĩa với bảo vệ người dân Nga.
Đánh giá về bản Thông điệp liên bang năm nay, Chủ tịch Đuma quốc gia Nga (Hạ viện) Vyacheslav Volodin cho rằng đề tài chính mà Tổng thống đề cập tới là vấn đề con người và giúp đỡ những ai cần giúp đỡ.
Dư luận Nga nhận định với trọng tâm đề cập vấn đề đảm bảo cuộc sống thịnh vượng cho người dân, có thể nói, bước phát triển vượt trội sẽ đưa nước Nga thành một nước văn minh, có vị thế quốc tế là dựa vào nội lực, trên cơ sở nền tảng các giá trị truyền thống và văn hóa.
Người dân Nga có thể tin tưởng rằng hòa bình, đoàn kết, và lựa chọn một cách có ý thức, đáp trả mọi sức ép, bảo đảm cho phát triển bình vững là con đường mà người lãnh đạo cao nhất của “Xứ xở Bạch Dương” đã chọn và tiếp tục dẫn dắt dân tộc mình đi theo trong những năm tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga muốn có quan hệ hữu nghị, bình đẳng với Mỹ
19:26' - 20/02/2019
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga muốn có quan hệ hữu nghị với Mỹ và mọi hành động của Nga chỉ mang tính phòng thủ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Mỹ "thêu dệt" chứng cứ Moskva vi phạm hiệp ước INF
10:05' - 20/02/2019
Bộ Quốc phòng Nga nhận định những cáo buộc từ phía Mỹ cho rằng Nga vi phạm INF đều chỉ dựa trên "thông tin tình báo" do CIA và Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý của Mỹ (NGA) "thêu dệt".
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích dự luật trừng phạt mới của Mỹ
18:45' - 14/02/2019
Người phát ngôn Điện Kremlin cho rằng những nỗ lực của các nhà lập pháp Mỹ nhằm áp đặt trừng phạt đối với các dự án năng lượng và lĩnh vực ngân hàng của Nga giống như hành động gian lận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống V. Putin: Nga sẽ có bước đột phá về kinh tế
20:13' - 20/12/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh nước Nga cần có bước đột phá hơn nữa trong phát triển kinh tế cũng như nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ để đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.