Thông qua 3 Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, chiều 16/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập hai phường Tân Hưng và Nam Đồng thuộc thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và 3 phường Hòa Long, Nam Sơn, Kim Chân, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Thành lập một số đơn vị hành chính mới
Trình bày báo cáo thẩm tra các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hải Dương; mở rộng địa giới hành chính thành phố Hải Dương và thành lập 3 phường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ: Hồ sơ các Đề án của Chính phủ đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đầy đủ, chất lượng.
Các Đề án đã được lấy ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính chịu ảnh hưởng trực tiếp với tỷ lệ tán thành cao.
Ủy ban Pháp luật tán thành với phương án sắp xếp 146 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa để hình thành 70 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 76 đơn vị hành chính cấp xã trong toàn tỉnh, chiếm 11,9%.
Đồng thời, nhất trí phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của tỉnh Thanh Hóa.
Đối với Đề án của tỉnh Hải Dương, Ủy ban Pháp luật nhất trí phương án sắp xếp 55 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hải Dương để hình thành 25 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 30 đơn vị hành chính cấp xã trong toàn tỉnh, chiếm 11,7%.
Cùng với đó, thành lập 2 phường Nam Đồng và Tân Hưng và mở rộng địa giới hành chính thành phố Hải Dương, sau khi điều chỉnh nhập thêm các xã Gia Xuyên và Liên Hồng (huyện Gia Lộc); xã Tiền Tiến và Quyết Thắng (huyện Thanh Hà) và xã Ngọc Sơn (huyện Tứ Kỳ).
Ủy ban Pháp luật cũng nhất trí với việc điều chỉnh địa giới hành chính tại 48 khu vực trên địa bàn thành phố Hải Dương.
Tuy nhiên, do số lượng khu vực được đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính là rất nhiều; diện tích tự nhiên từng phần được đề xuất điều chỉnh rất nhỏ, nhiều khu vực đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính không có dân.
Vì vậy, Ủy ban Pháp luật đề nghị trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không ghi cụ thể dân số, diện tích tự nhiên được điều chỉnh mà chỉ quy định khái quát theo hướng ghi nhận việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các phường, xã của thành phố Hải Dương.
Với Đề án của tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Pháp luật cho rằng, 3 xã Hòa Long, Kim Chân và Nam Sơn thuộc thành phố Bắc Ninh đều bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện thành lập phường theo quy định. Do vậy, Ủy ban Pháp luật ủng hộ việc thành lập 3 phường Hòa Long, Kim Chân và Nam Sơn thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Để bảo đảm hoàn thành tiến độ xem xét, thông qua các đề án trong năm 2019, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ và các địa phương khẩn trương xây dựng tờ trình, đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trong tháng 10 và tháng 11/2019; đề nghị Chính phủ tổng hợp, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của địa phương để có biện pháp kịp thời tháo gỡ, khắc phục; Chính phủ, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhất trí với Tờ trình và báo cáo thẩm tra và đề nghị, việc sắp xếp các đơn vị hành chính liên quan đến văn hóa truyền thống của mỗi địa phương, từ cấp thôn xã đến quận, huyện cũng như liên quan đến thủ tục giấy tờ, hồ sơ, sổ đỏ, con dấu và các mặt liên quan khác như đảm bảo cơ sở sinh hoạt cho người dân.
Vì vậy, cần lưu ý để tránh những vấn đề phát sinh dẫn đến khiếu kiện. "Một số đơn vị sáp nhập vừa rồi người dân đã có ý kiến. Đề nghị các địa phương hết sức chú ý”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thông qua các đề án thành lập 2 phường Tân Hưng và Nam Đồng thuộc thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương); thành lập thị trấn Nưa thuộc huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và thành lập 3 phường Hòa Long, Nam Sơn, Kim Chân thuộc thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh).
Làm rõ cơ sở thực tiễn, pháp lý của việc thí điểm
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, tại phiên họp, đa số ý kiến tán thành với việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021- 2026.
Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để quy định việc thí điểm là phù hợp, bảo đảm cơ sở pháp lý, nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn tỏ ý băn khoăn về cơ sở thực tiễn và pháp lý của việc thí điểm cũng như tên gọi của Ủy ban nhân dân phường khi không còn Hội đồng nhân dân đồng cấp nữa. Các ý kiến cũng đề nghị, để dự thảo đủ điều kiện trình Quốc hội, đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ cơ sở chính trị - pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc thí điểm; mục đích, yêu cầu; phạm vi thí điểm và tính khả thi của việc thực hiện thí điểm tại tất cả các phường, tại các quận và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội do ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật trình bày cũng nêu rõ: Nội dung Chính phủ trình mới đáp ứng được một phần yêu cầu nêu trong Kết luận của Bộ Chính trị, chưa có nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho thành phố Hà Nội.
Vì vậy, để bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể trong việc trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, có ý kiến đề nghị Chính phủ bổ sung thêm nội dung trình Quốc hội quyết định vấn đề phân quyền, phân cấp, ủy quyền một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hà Nội.
Dẫn chứng nghị quyết của Đảng, “nơi nào có chính quyền, nơi đó phải có hội đồng nhân dân”, một số đại biểu đặt câu hỏi về mô hình của Ủy ban nhân dân phường khi không còn Hội đồng nhân dân. Bày tỏ băn khoăn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phan Thanh Bình nêu ý kiến: Bây giờ là Ủy ban hành chính hay Ủy ban nhân dân. Thực ra Ủy ban nhân dân khác với Ủy ban hành chính. Nhưng trong dự thảo nghị quyết giữ nguyên các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, thậm chí là quyết định luôn vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương?"
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Quá trình xây dựng đề án, về bản chất là Ủy ban hành chính nhưng tính đi tính lại vẫn lấy là Ủy ban nhân dân.
Nếu thay đổi tên gọi thì toàn bộ hồ sơ lý lịch của 5 triệu người phải đính chính. Phần mềm dữ liệu cốt lõi phải thay đổi toàn bộ, giấy tờ sổ đỏ, chứng minh thư cũng phải thay đổi toàn bộ.
Đánh giá đây là nội dung rất nhạy cảm, hệ trọng, các đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan có sự chủ động trong công tác tuyên truyền, định hướng, nắm bắt dư luận để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời hành vi lôi kéo, kích động, xuyên tạc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ các tác động tới tình hình kinh tế - xã hội để chủ động ứng phó
16:09' - 15/10/2019
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày 15/10 để nghe và cho ý kiến về các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phân công dự Phiên họp 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
18:42' - 14/10/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công đại diện lãnh đạo Chính phủ tham dự Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 14-17/10/2019.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
12:40' - 14/10/2019
Sáng 14/10, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 38.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58'
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57'
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27'
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48'
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54'
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50'
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35'
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam - nơi chảy mãi dòng tin chiến thắng
15:33'
Trụ sở TTXVN - địa chỉ lịch sử 50 năm trước giờ khang trang, rực rỡ hơn để hòa cùng niềm vui, niềm tự hào và tinh thần độc lập của người Việt Nam.