Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Cần điều chỉnh Luật Viên chức cho phù hợp
Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với đại diện một số bộ, ngành về công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Tại buổi làm việc, đại diện các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ… đã nêu những khó khăn, bất cập trong thực hiện tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối, đặc biệt đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Các đại biểu cho rằng, về cơ chế cần xem xét, nhận diện lại tổ chức đơn vị sự nghiệp; rà soát hệ thống tổ chức và giao quyền tự chủ đồng bộ. Đồng thời, các đại biểu kiến nghị cần phân ra hai loại: Hợp đồng trong quỹ lương (vẫn được hưởng ngân sách nhà nước và ký hợp đồng) và hợp đồng ngoài quỹ lương (hợp đồng trả lương thông qua nguồn thu từ đề tài, dự án) nhằm hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn đề nghị: “Nên cho hợp đồng theo quỹ lương nhưng không vượt quá tổng biên chế. Mỗi đơn vị sử dụng quỹ lương ngân sách nhà nước được ký hợp đồng đó, khi nào thấy chín muồi thì tuyển". Đối với hợp đồng ngoài quỹ lương, theo ông Nguyễn Quang Thuấn nên khuyến khích thuê lao động, cán bộ trẻ. Nêu ý kiến tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chỉ rõ thực trạng hiện nay đang có tình trạng “hợp đồng chờ tuyển”. Theo quy định của Luật Viên chức, các đơn vị chưa tự chủ không có lao động hợp đồng, còn đơn vị tự chủ có lao động hợp đồng. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho rằng cần điều chỉnh Luật Viên chức cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng. Nêu lên những khó khăn trong việc thực hiện tinh giản biên chế, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng cho biết: Theo số liệu thống kê, nhu cầu tuyển dụng, sử dụng biên chế trong giáo dục vẫn rất lớn. Tình trạng thiếu giáo viên ở một số môn học khi đã vào năm học mới vẫn còn phổ biến. Từ thực trạng đó, các trường buộc phải sử dụng giáo viên hợp đồng. “Nếu chỉ tuyển dụng giáo viên theo khung 10% một năm, chắc chắn không đủ.” – ông Hùng nhấn mạnh.Theo Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, muốn giảm biên chế cần phải có lộ trình cụ thể. Bởi nếu thực hiện giảm biên chế theo hướng tăng số giờ dạy sẽ vi phạm thỏa thuận công việc và Bộ luật Lao động. Hiện nay, rất khó để vừa đảm bảo số giờ giảng theo đúng quy chuẩn cho học sinh, vừa đảm bảo đúng số giao chỉ tiêu biên chế.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Giảm biên chế nhưng cần lưu ý cách làm, không được để xảy ra tình trạng vì giảm chỉ tiêu biên chế mà dồn quá số lượng học sinh vào một lớp. Đặc biệt, giáo dục ở miền núi phải đảm bảo thuận lợi nhất cho học sinh. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, số lượng biên chế gián tiếp trong ngành Giáo dục còn quá nhiều, cần giảm biên chế ở các vị trí như kế toán, y tế học đường, văn phòng… hoặc phân công kiêm nhiệm trên cơ sở đảm bảo yêu cầu công việc; giảm biên chế gián tiếp nhưng không được để xảy ra tình trạng thừa – thiếu cục bộ. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng lộ trình để chỉ đạo các sở, ngành tại địa phương, thực hiện sắp xếp số lượng giáo viên tuyển mới đang là lao động hợp đồng tại các huyện, thị xã để điều chuyển hoặc có hình thức phân công công việc phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sở. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các Bộ khẩn trương xây dựng và có lộ trình thực hiện công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng, quán triệt các địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ thị; trên cơ sở đó báo cáo với Chính phủ những vấn đề cần lưu ý. Trong đó, về giáo dục sắp xếp lại tự chủ khối đại học theo lộ trình từ nay đến năm 2021.Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Đối với giáo dục phổ thông, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, cần biên chế đủ giáo viên để đảm bảo quyền học cho trẻ em. Về y tế, cần quan tâm hơn đến y tế dự phòng, y tế tuyến dưới, đảm bảo biên chế cán bộ, y bác sĩ khối điều trị để thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân./.
- Từ khóa :
- công chức
- viên chức
- luật viên chức
- chính phủ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành hải quan sẽ kỷ luật nghiêm công chức vi phạm
19:33' - 13/04/2018
Theo Cáo trạng của Viện kiểm soát nhân dân tối cao thì kết quả điều tra có cơ sở xác định 2 công chức Chi cục Hải quan Bình Thuận nhận tiền bồi dưỡng của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật cán bộ, công chức thuế
18:56' - 10/04/2018
Chiều 10/4, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam đã có công điện gửi cục thuế các tỉnh, thành phố, các vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế về việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật cán bộ, công chức thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.