Thủ tướng: Chuyển đổi số phải tránh 2 khuynh hướng “cầu toàn, nóng vội”
Diễn đàn do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Mỹ Đình (Hà Nội) với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; đại diện các bộ, ngành, cơ quan trung ương; đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, chuyên gia, cá nhân đang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ số trong cả nước.
Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số là hoạt động thường niên và có quy mô lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Diễn đàn lần thứ III năm 2021 gồm hai phiên tham luận chính: doanh nghiệp công nghệ số với chuyển đổi số quốc gia; doanh nghiệp công nghệ số với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong và sau đại dịch COVID-19. Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2021 mặc dù đại dịch bùng phát mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp và doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 10%. Năm 2021, đã có nhiều hơn các sản phẩm số Việt Nam tiêu biểu, đã hướng vào việc giải các bài toán Việt nam, đã có nhiều hơn số sản phẩm ra nước ngoài, thứ hạng Việt Nam về công nghệ số đã tăng lên. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Các nền tảng số quốc gia sẽ được nêu tên và được giao cho từng doanh nghiệp. Nhận phát triển các nền tảng số này là nhận sứ mệnh quốc gia bởi vì các nền tảng này chính là hạ tầng của nền kinh tế số, và không chỉ vậy, chúng còn giữ lại Việt Nam tài nguyên dữ liệu của người Việt Nam.Tại Diễn đàn, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao, công nghệ số chia sẻ, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, chung tay thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là yêu cầu khách quan của sự phát triển; chuyển đổi số là vấn đề toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu; chuyển đổi số phục vụ toàn dân nên cần có cách tiếp cận toàn dân. Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.Theo đó, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp; người dân doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số, trên tinh thần “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro”.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải thể hiện tinh thần dân tộc trong chuyển đổi số, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. Việc thực hiện chuyển đổi số phải tránh hai khuynh hướng “cầu toàn, nóng vội”. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số phải tham gia vào việc phát triển cả chiều rộng, chiều sâu và phát triển bền vững.Trong đó chuyển đổi số phải tham gia vào phòng, chống dịch COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội; góp phần vào thích ứng, chống biến đổi khí hậu; khắc phục sự cạn kiệt tài nguyên; góp phần vào chuyển đổi xanh, phát triển năng lượng xanh, năng lượng sạch; phục vụ chuyển đổi phương thức làm việc, giáo dục, đào tạo; khắc phục sự già hóa dân số; xây dựng cơ sơ dữ liệu liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử, đất nước, con người Việt Nam; thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực ngân hàng, thuế, cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác đất đai, logistics...
Với mục tiêu lớn nhất là phục vụ cho cuộc sống người dân ngày càng hạnh phúc, đất nước ngày càng thịnh vượng, hùng cường...
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành và doanh nghiệp để phát triển công nghệ số thì phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về chuyển đổi số; nâng cao nhận thức toàn diện và sâu sắc về chuyển đổi số; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về chuyển đổi số; tăng cường sự quản lý của Nhà nước và phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết, lắng nghe và thấu hiệu, tích cực, chủ động; phát triển nguồn nhân lực số và tài chính số; chuyển đổi số dựa trên sự đổi mới, sáng tạo số, song phải bám sát thực tiễn; phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu và công tác quản trị số... Cũng trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu chứng kiến việc giao nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia gồm 35 nền tảng công nghệ số thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; dự lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam" ("Sản xuất tại Việt Nam") năm 2021 và dự triển lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam"./.>>An toàn thông tin mạng là điều kiện tiền đề để chuyển đổi số thành công
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp chủ động chuyển đổi số chèo lái doanh nghiệp qua dịch bệnh
13:34' - 20/09/2021
Nhiều doanh nghiệp tại Đắk Lắk đã tận dụng lợi thế của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ động chuyển đổi số chèo lái doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn.
-
Công nghệ
Những xu hướng chuyển đổi số góp phần định hình thế giới công nghệ năm 2020
13:42' - 01/01/2021
Mặc dù gây ra những thiệt hại to lớn về người và tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nhưng ở một khía cạnh khác, đại dịch COVID-19 lại thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.