Thủ tướng chỉ đạo NHNN điều hành chính sách tiền tệ thận trọng
Chiều 30/8, tiếp tục phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, các thành viên Chính phủ đã thảo luận nhiều nội dung về tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2018.
Chính phủ cũng cho ý kiến về các báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước quốc gia 3 năm 2019 – 2021…
Các thành viên Chính phủ cho rằng, trong bối cảnh địa chính trị, địa kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, 8 tháng qua, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước đều đạt được ở mức cao nhất.Các cân đối lớn của nền kinh tế đều được đảm bảo, qua đó, không chỉ tạo ra niềm tin mà còn tạo tiền đề vững chắc cho những năm tới. Với tinh thần bám sát thực tiễn, “không được ngủ quên trên vòng Nguyệt quế”, Chính phủ luôn xác định những khó khăn chính, thách thức trong các phiên họp thường kỳ hàng tháng, hàng quý để đề ra các giải pháp phù hợp, kịp thời.
Dự báo về những thách thức nổi cộm trong những tháng còn lại của năm 2018, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, hai yếu tố lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên mức hết sức căng thẳng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam. Yếu tố thứ hai là cảnh báo thiên tai từ nay đến cuối năm với những nguy cơ tiềm ẩn sẽ gây hậu quả lớn. Bởi lượng mưa năm 2018 lớn hơn gấp nhiều lần năm ngoái, nguy cơ tác động mạnh đến diện tích lúa, sản xuất nông nghiệp.Điều đáng lo ngại, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay mực nước cao hơn năm ngoái và dự kiến cuối tháng 9 sẽ lên đến đỉnh lũ, ẩn chứa nhiều tổn thương cho khu vực này.
Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các dự thảo Báo cáo được lấy ý kiến tại buổi làm việc, đã sát với tình hình thực tiễn và đặc biệt là ý kiến của các thành viên Chính phủ. Thủ tướng yêu cầu những cơ quan soạn thảo hoàn thiện kết cấu, nội dung các dự thảo Báo cáo để trình Trung ương, Quốc hội cho ý kiến. Yên tâm bỏ vốn làm ăn Về tình hình kinh tế xã hội 8 tháng năm 2018, Thủ tướng cho rằng đảm bảo sự phát triển toàn diện của đất nước. Đáng chú ý, đã xuất hiện nhiều chuyển biến mới, xu hướng tốt trong quản lý, điều hành và thực hiện kế hoạch như: Chi thường xuyên giảm, chi đầu tư tăng lên; công nghệ 4.0 được áp dụng bước đầu; vấn đề môi trường được quan tâm; phát triển toàn diện các vùng miền; khắc phục được một số khâu yếu như công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp chất lượng cao phát triển; các sản phẩm xuất khẩu mở rộng hơn… “Niềm tin xã hội và niềm tin thị trường được khẳng định”- Thủ tướng nói và nhận xét: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được đảm bảo, sức chống chịu của nền kinh tế được cải thiện.Thủ tướng ghi nhận kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Điều này được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Các cấp chính quyền đã quan tâm hơn đến việc xử lý, đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.
“Cộng đồng doanh nghiệp và người dân đang rất yên tâm bỏ vốn làm ăn”, Thủ tướng nói. Trở lại với nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2018 còn 4 tháng nữa, trong bối cảnh còn rất nhiều khó khăn trong và ngoài nước, Thủ tướng lưu ý tinh thần: “Không được lơ là, chủ quan. Tổ chức thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp đề ra. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính. Tiếp tục đề cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu trong các mặt công tác của bộ, ngành, địa phương” . Nhấn mạnh đến một số nội dung cụ thể, Thủ tướng lưu ý hàng đầu đến nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; phải coi đây là “nhiệm vụ thường xuyên”.Mặc dù vấn đề này được các tổ chức quốc tế đánh giá tốt nhưng Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải một mặt đưa vào các lĩnh vực còn dưa địa cho phát triển, nhưng mặt khác phải dự liệu những giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến của tình hình thế giới.
Do đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt; đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý căn bản nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém. Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách Nhà nước, tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá, phấn đấu giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước ở mước dưới 3,7% GDP. Chưa chấp nhận bất cứ địa phương nào hụt thu “Đến nay Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chưa chấp nhận bất cứ địa phương nào hụt thu, trừ những trường hợp đặc biệt”, Thủ tướng nêu rõ. Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong tháng 9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cụ thể tình hình giải ngân của từng địa phương; có những giải pháp mạnh, kiên quyết cắt giảm để bố trí vốn cho các công trình, dự án cấp bách theo quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành các biện pháp cần thiết thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và lưu ý không để người dân bị thiệt thòi như trong thời gian qua; tăng cường nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát chặt chẽ việc đánh bắt trái phép, sai quy định. Thủ tướng chỉ đạo có các giải pháp cụ thể dự liệu phòng chống mưa lũ, thiên tai, nhất là trước tình trạng mực nước lên cao như hiện nay ở miền Tây Nam bộ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người già và trẻ em. Bộ Giao thông Vận tải cần đẩy mạnh triển khai các công trình để giải tỏa bức xúc hiện nay ở các trung tâm lớn của đất nước, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, từng bước có thương hiệu quốc gia có giá trị như xe hơi, chế biến nông sản. Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, rà soát, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các FTA, đề xuất các giải pháp phù hợp để đảm bảo cân đối thương mại, kiểm soát chặt, ngăn chặn nhập lậu qua biên giới. Mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu, tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm Việt, chất lượng cao đi đôi với bảo vệ hệ thống bán lẻ của Việt Nam với hơn 100 triệu dân. Tại buổi làm việc, Thủ tướng chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương đảm bảo tốt nhu cầu đi lại của người dân, trật tự an toàn giao thông nhất là trong thời gian dịp Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới. Thủ tướng nhắc lại chỉ tiêu phấn đấu đạt trên 15 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2018 và yêu cầu tăng cường mở các đường bay vàng ở một số địa bàn trọng điểm để đến sang năm phải đạt trên 20 triệu khách quốc tế vào năm 2018. Cùng với đó, phát triển sản xuất vùng dân tộc thiểu số, miền núi; đề phòng một số dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tổ chức tốt khai giảng tốt năm học mới 2018 - 2019 đảm bảo không thiếu trường học, giáo viên và lưu ý cao đến nhiệm vụ nhà vệ sinh đạt chuẩn cho học sinh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục rà soát, đôn đốc thực hiện các Nghị quyết 19; Nghị quyết 35 của Chính phủ theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp và cắt giảm các điều kiện kinh doanh./.>> Có thể sẽ có 8/12 chỉ tiêu kinh tế vượt kế hoạch Quốc hội giao
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018: Mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
18:32' - 30/08/2018
Chiều 30/8, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (Hội nghị WEF ASEAN 2018).
-
Kinh tế Việt Nam
WEF mang lại cơ hội đầu tư và phát triển cho Việt Nam
09:11' - 30/08/2018
Việt Nam luôn tham gia tích cực và có hiệu quả các sáng kiến của Diễn đàn Kinh tế Thế giới như “Tầm nhìn mới cho nông nghiệp”, “Tăng trưởng châu Á”, “Liên minh hành động vì tăng trưởng xanh”…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt vị thế Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu
15:38'
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 28/4 tới đây được kỳ vọng sẽ đề ra được các chính sách nhằm bảo vệ xuất khẩu trước thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công, khánh thành nhiều dự án kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
15:25'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều địa phương trên cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án quan trọng,
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Mang trí tuệ Việt Nam ra thế giới
15:03'
Ngày 19/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2025 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật dự án ĐT.823D-trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An – TP. Hồ Chí Minh
14:45'
Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường là 1.106 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Đồng Hới
13:43'
Đây là dự án thành phần thuộc Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Đồng Hới” với tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng từ nguồn vốn của ACV.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành tuyến đường hơn 400 tỷ đồng nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
13:42'
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng chiếm 278 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí khác (134 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm
13:41'
Các dự án gồm Khánh thành công trình Xây dựng Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, quận Tân Bình...
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án khu đô thị, sinh thái Eco Retreat
13:41'
Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch Eco Retreat do Công ty DB và Tập đoàn Eco Park làm chủ đầu tư có diện tích khoảng 220 ha, tổng mức đầu tư gần 17.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ
12:54'
Hai dự án khởi công lần này gồm dự án thành phần 3 và thành phần 5 do UBND tỉnh Bình Phước phụ trách, tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng.