Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Pháp
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng về quan hệ tốt đẹp hai nước thời gian qua với nhiều chuyến thăm cấp cao lẫn nhau.
Nhân dịp này, Thủ tướng gửi lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Tổng thống Pháp và mong sớm đón Tổng thống Pháp thăm chính thức Việt Nam.
Về dịch bệnh cả thế giới quan tâm là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ, hạn chế tối đa dịch bệnh.Các thông tin dịch bệnh được công khai minh bạch, tuyên truyền vận động để mọi người dân cùng tham gia phòng chống dịch. Trong quá trình này, nhiều bác sĩ của Việt Nam học tập và nghiên cứu tại Pháp cùng tham gia.
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, nhất là vào dịp đầu năm mới theo truyền thống của Việt Nam.Ông cũng chia sẻ với Thủ tướng về tình hình kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra tại Pháp và cho biết, Pháp cũng có nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.
Đánh giá quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp thời gian qua, trong đó có nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, Đại sứ cho biết, nhiệm vụ của ông sắp tới là thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận trong các chuyến thăm này.Đánh giá cao vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc của Việt Nam, ông vui mừng nhận thấy Việt Nam và Pháp ủng hộ giá trị chung là chủ nghĩa đa phương và tôn trọng luật pháp quốc tế.
Đại sứ bày tỏ tâm đắc bởi Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an rất thành công, đóng góp tích cực vào hòa bình thế giới.
Về vấn đề biển Đông, Đại sứ khẳng định lại quan điểm của Pháp về việc ủng hộ tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trong các lĩnh vực hợp tác hai nước, Đại sứ cho biết, Pháp rất ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA).Pháp đang tiếp tục có nhiều biện pháp thúc đẩy các nghị sĩ và Nghị viện châu Âu sớm phê chuẩn các văn kiện quan trọng này. Ngoài ra, Pháp mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nhất là phòng, chống tội phạm.
Bên cạnh đó, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã đầu tư nhiều dự án tại Việt Nam và gần đây là các dự án trong lĩnh vực môi trường, góp phần thực hiện các cam kết trong Thỏa Thuận Paris.Pháp cũng mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, y tế, Chính phủ điện tử; thúc đẩy triển khai một số dự án tại Hà Nội như về cải thiện chất lượng không khí, hạ tầng, môi trường và văn hóa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Pháp đã ủng hộ Việt Nam trong việc thúc đẩy Nghị viện châu Âu phê chuẩn các Hiệp định EVFTA và EVIPA; cho rằng vai trò của Pháp tại châu Âu là rất quan trọng.Thủ tướng đề nghị Pháp sớm hoàn tất quá trình phê chuẩn hai thỏa thuận quan trọng này để hiện thực hóa các lợi ích thiết thực của các bên.
Với việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Thủ tướng cảm ơn Pháp đã ủng hộ Việt Nam và tin tưởng sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên tiếp tục đóng góp thiết thực cho hòa bình, an ninh thế giới. Thủ tướng cũng đánh giá cao quan điểm của Pháp về vấn đề biển Đông và đề nghị Pháp tiếp tục có vai trò tích cực và xây dựng tại khu vực; đánh giá cao Pháp về các cam kết và sáng kiến với các vấn đề quốc tế và toàn cầu, trong đó có biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, chủ nghĩa đa phương, tự do hóa thương mại. Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Pháp ủng hộ và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia và triển khai Chính phủ điện tử. Thủ tướng hoan nghênh Pháp triển khai các dự án trong lĩnh vực môi trường, nhất là ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam.Cho rằng tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng cho biết, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Pháp trong các lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh, trong đó có lĩnh vực hàng không.
Cho biết trong các cuộc gặp gỡ với Thủ tướng tại nhiều Diễn đàn quốc tế quan trọng gần đây, Tổng thống Pháp đều bày tỏ quan điểm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, Thủ tướng đề nghị trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ có nhiều biện pháp để hiện thực hóa quan điểm này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính Hoa Kỳ
19:08' - 08/01/2020
Chiều 8/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Hoa Kỳ (DFC) Adam Boehler.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev
21:19' - 24/12/2019
Ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Uỷ ban Kinh tế Nhật - Việt
18:56' - 12/12/2019
Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Uỷ ban Kinh tế Nhật - Việt của Liên đoàn các Tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.