Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kịch bản tăng trưởng
Sáng 16/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 34 tỉnh, thành phố và hơn 3.321 xã, phường, đặc khu trong cả nước.
Dự hội nghị có: các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ; thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các ban, cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước; các thành viên Hội đồng tư vấn chính sách.
Khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh hội nghị này cùng nhìn lại đánh giá và thảo luận tình hình phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phấn đấu quyết liệt hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng trên 8% như Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo, nêu rõ.
Từ đầu năm đến nay, đất nước đã và đang thực hiện rất nhiều nhiệm vụ mang tính đột phá, chiến lược, cơ bản cả trước mắt và lâu dài: thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp lại giang sơn đã và đang tiến hành suôn sẻ dù gặp không ít khó khăn; Chính phủ đã đề xuất Bộ Chính trị ban hành 4 Nghị quyết quan trọng gồm Nghị quyết 57, 59, 66 và 68-NQ/TW – bộ tứ trụ cột.
Hiện nay Chính phủ đang xây dựng để trình cấp có thẩm quyền các Nghị quyết liên quan giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa. Như vậy chúng ta sẽ có các định hướng lớn của Bộ Chính trị để bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc phát triển văn minh, thịnh vượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có quá nhiều khó khăn, thách thức như đại dịch Covid-19, xung đột, chiến tranh, cạnh tranh địa chính trị, cạnh tranh thương mại, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất gây khó khăn cho sản xuất trong nước; thiên tai khốc liệt, biến đổi khí hậu…
Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường vừa qua, chúng ta cũng tự hào, tự tin dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây, nay là đồng chí Tổng Bí thư
Tô Lâm, cả nước giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống nhân dân được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước… bảo đảm các mục tiêu cơ bản mà Đảng đã đề ra.
"Khẳng định, đây là thành tựu rất đáng mừng, qua đó thấy được các bài học kinh nghiệm, từ đó để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để vượt qua khó khăn với tinh thần càng áp lực, càng nỗ lực", Thủ tướng lưu lý.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đã xác định năm nay phải đạt mức tăng trưởng từ 8% trở lên. Vừa qua, dưới sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, 2 quý đầu năm đã đạt mức tăng trưởng 7,52%, bảo đảm kịch bản đã đưa ra.
Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm còn nhiều khó khăn, nhất là khó khăn nội tại nền kinh tế, do đó phải phân tích, thảo luận, đánh giá để tìm ra giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tìm ra cơ cấu, mô hình tối ưu nhất trong bối cảnh quốc tế, cũng như nội tại nền kinh tế nước ta là nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn.
Nhấn mạnh, cả hệ thống chính trị phải hành động, nếu không hành động, không đồng bộ, không chuyên nghiệp không cùng một hướng thì không có sức mạnh tổng hợp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đưa ra con số cụ thể là cả nước cần đạt mức tăng trưởng năm 2025 khoảng 8,3-8,5%, tạo nền tảng vững chắc đạt tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, qua đó đạt 2 mục tiêu chiến lược phát triển 100 năm.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thảo luận đánh giá về khả năng năm 2025 có thể đạt mức tăng trưởng 8,3-8,5% không? Muốn đạt được mục tiêu này thì phải làm gì?... Từ đó phải xác định các trụ cột tăng trưởng, các động lực tăng trưởng; cả hệ thống chính trị đều phải vào cuộc; các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị tập đoàn kinh tế, các thành phần kinh tế kể cả thành phần kinh tế tư nhân đều phải nỗ lực, đều phải tiến lên để đạt mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% năm nay, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để giai đoạn 2026-2030 đạt mức tăng trưởng 2 con số.
Trong đó, phân tích, đánh giá bối cảnh thế giới để có giải pháp ứng xử như thế nào? Nội tại nền kinh tế như vậy thì phải có giải pháp trước mắt và lâu dài như thế nào? Phải cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo tinh thần mới, tình hình mới, từ đó cởi nút thắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như thế nào, đặc biệt là thúc đẩy các động lực tăng trưởng; từ đó, các tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu cũng phải tăng trưởng ra sao? Khai thác nguồn lực tăng trưởng của đất nước như thế nào? Phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế để có tiềm lực củng cố an ninh quốc phòng.
Yêu cầu cần đồng lòng, quyết chí, đồng tâm, thống nhất nhận thức, hành động để bảo đảm mục tiêu mà Đảng, Quốc hội đã đề ra, Thủ tướng mong các đại biểu nghiên cứu kỹ, đóng góp ý kiến. Sau cuộc họp này, Chính phủ sẽ có một Nghị quyết mới về giao chỉ tiêu tăng trưởng, điều hành kịch bản tăng trưởng thống nhất tại hội nghị này.
TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11' - 13/07/2025
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn gian lận thương mại từ tiêu chí xuất xứ hàng hóa Việt Nam
17:47' - 11/07/2025
Ngày 11/7, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21' - 08/07/2025
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh
19:43'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Đổi xe để sống xanh, cần đồng hành cùng người nghèo
19:26'
Cần có sự đồng hành của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, nhất là những người nghèo trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức vào hoạt động đúng kế hoạch
19:15'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hiện trạng cũng như tiến độ xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Ninh Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng kiến OCOP lan tỏa 'Bốn tốt hơn'
19:02'
Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp và Môi trường và FAO trong hai ngày 15 - 16/7, hướng đến mục tiêu "Bốn tốt hơn".
-
Kinh tế Việt Nam
AirAsia khai trương đường bay thẳng Hải Phòng-Bangkok
18:58'
Ngày 16/7, tại Hải Phòng, AirAsia khai trương đường bay thẳng mới nhất từ Hải Phòng, Việt Nam tới Bangkok (Don Mueang), Thái Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành 3.000 km cao tốc và 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025
18:24'
Năm 2025, ngành xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành 3.000 km cao tốc và 100.000 căn nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển đô thị thông minh có lộ trình, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”
17:49'
Chiều 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp thứ nhất của Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế ứng trước 60 tỷ đồng triển khai các dự án phục vụ đường sắt tốc độ cao
17:40'
HĐND thành phố Huế đã thông qua nghị quyết về việc ứng trước 60 tỷ đồng triển khai các dự án phục vụ đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản
17:40'
Tỉnh Gia Lai đang thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.