Thủ tướng chủ trì tọa đàm với Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc về kinh tế xanh, kinh tế số
Cùng dự tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ rưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba. Phát biểu chào mừng lãnh đạo 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển xanh, kinh tế số và các đại biểu tham dự tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội Việt Nam nói riêng và với tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua; khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam. Thủ tướng cho biết, thời gian qua, với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt - Trung đang phát triển ngày càng sâu sắc, thực chất và toàn diện; nhất là sau sự kiện chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc (tháng 10/2022). Sau đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (tháng 12/2023), Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đã thống nhất xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm “6 hơn”. Đây là bước tiến lớn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Thủ tướng khẳng định cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong đóng góp vào "6 hơn" nói trên, đặc biệt là cái hơn thứ 3 “Hợp tác thực chất sâu sắc hơn”, góp phần đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm sáng và là một trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Trong hơn 10 năm qua, thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 4 lần; đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tại ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn 70 lần; đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6/146 đối tác đầu tư của Việt Nam. Trong năm 2023, hợp tác đầu tư có bước tiến đột phá, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới ở Việt Nam (tính đến tháng 3/2024, Trung Quốc có 4.418 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27,6 tỉ USD). Cho rằng, tọa đàm là một bước triển khai cụ thể nhận thức chung cấp cao của hai Đảng, hai nước trong tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, góp phần xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cùng với các Bộ, ngành Việt Nam trao đổi thẳng thắn, chân thành, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến hợp tác thiết thực để trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng “thực chất sâu sắc hơn”. Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam cam kết “3 cùng” và “3 bảo đảm”. Trong đó, “3 bảo đảm” gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; tôn trọng, khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác; Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; Bảo đảm ổn định về chính trị; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Theo Thủ tướng “3 cùng” gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để phát triển kinh tế, tăng trưởng xanh; Cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin về tọa đàm.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chỉ bàn làm không bàn lùi trong triển khai dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia
20:12' - 08/05/2024
Chiều 8/5,Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tây Ninh theo hướng bền vững, kết nối, bản sắc, hữu nghị
17:27' - 05/05/2024
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển Tây Ninh theo hướng bền vững, kết nối, bản sắc, hòa bình, hữu nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu thông toàn tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Quảng Ngãi trong năm 2025
18:59' - 29/04/2024
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới kiểm tra các dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Bộ Công Thương: Temu và Shein phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11
16:41' - 09/11/2024
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động.
-
Thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:07' - 08/11/2024
Cùng tham dự tọa đàm có các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, lãnh đạo thành phố Trùng Khánh và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.