Thủ tướng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua giới hạn của chính mình để vươn lên
Chiều 27/2, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhằm nhận diện vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, đề ra nhiệm vụ, giải pháp để các doanh nghiệp cùng đất nước phát triển nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý chính quyền các cấp phải kiến tạo, lắng nghe, tiếp thu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khuyến khích, động viên doanh nghiệp phát triển.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm 31/12/2024, cả nước có hơn 940 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm gần 98% trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế; thu hút 5,5 triệu lao động; có tổng nguồn vốn 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, khuyến khích, dành nguồn lực ưu tiên cho phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…; có chính sách để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng, chính sách về thuế, mặt bằng sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực... giúp cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa khôi phục và gia tăng niềm tin, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn thách thức, còn nhiều rào cản, hạn chế để phát triển thực chất, bền vững. Tại hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỏ rõ quyết tâm cùng cả nước phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo. Các doanh nghiệp cũng trao đổi thẳng thắn, chỉ rõ các nút thắt, điểm nghẽn cần tháo gỡ, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để các doanh nghiệp tăng tốc, bứt phá cùng đất nước phát triển. Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nguyễn Văn Thân đề nghị Chính phủ có quy định các doanh nghiệp tham gia các dự án quy mô lớn, trọng điểm quốc gia dành một phần giá trị dự án cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực; có chính sách ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá và tăng dần theo mức nội địa hoá các sản phẩm; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay với thế chấp dựa trên tài sản hình thành trong tương lai; giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ; xoá bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự; xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng… Ông Đỗ Quang Hiển - Nhà sáng lập, Chủ tịch Điều hành Tập đoàn T&T Group cho rằng, số lượng doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số ở Việt Nam thấp. Do đó, để tăng số lượng, cần có chính sách định hướng, hỗ trợ, khuyến khích và bảo trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhất là trong sinh viên; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI; có chính sách tài chính, tính đến mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với doanh nghiệp các nước; có chính sách cụ thể, rõ ràng, đồng bộ để các doanh nghiệp làng nghề, hộ tiểu thủ công nghiệp cá thể di chuyển từ khu vực dân cư gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. Ông Đặng Đình Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần SMP Holdings (SMP) - doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất là đối tác cấp 1 sản xuất và lắp ráp điện thoại và máy tính bảng cho Samsung, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho hơn 70 doanh nghiệp FDI lĩnh vực điện tử, kiến nghị Chính phủ đề xuất, giới thiệu để doanh nghiệp Việt Nam trở thành đối tác cấp 1 sản xuất, lắp ráp linh kiện cho các Tập đoàn công nghệ lớn; có chính sách ưu đãi, nhất là về vốn để doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng đầu tư, phát triển. Sau khi lãnh đạo các bộ, ngành trao đổi, giải đáp các ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo các doanh nghiệp, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, do đó phải thích ứng linh hoạt, hiệu quả để phát huy những tích cực, khắc phục hạn chế. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra của chúng ta cao hơn, với mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu thay đổi nên nhiệm vụ, giải pháp, cách làm cũng phải thay đổi, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực, vào cuộc. Thủ tướng chỉ rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước; đảm bảo an sinh xã hội, nhất là trong thiên tai, xoá nhà tạm, dột nát...; cho rằng, với cơ chế quản lý linh hoạt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi dễ dàng thích nghi với thay đổi thị trường và thử nghiệm ý tưởng mới, thực hiện đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại; tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế; còn có tư duy kinh doanh "thời vụ", thiếu tầm nhìn chiến lược; một bộ phận doanh nhân có đạo đức, văn hoá kinh doanh, ý thức chưa tốt; khả năng đổi mới sáng tạo thấp, ít doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; năng lực cạnh tranh thấp, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp.Do đó, Thủ tướng cho rằng, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, cần nỗ lực cao hơn, quyết tâm lớn hơn, hành động quyết liệt hơn để phát huy vai trò, sứ mệnh của mình là “lực lượng đông đảo, linh hoạt nhất, lực lượng hậu bị của các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn” trong phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp góp phần đắc lực thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cụ thể là các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, nhất là trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung cho các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như: Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, chống biến đổi khí hậu. Thủ tướng mong muốn, các doanh nghiệp phát huy tinh thần dân tộc, đổi mới sáng tạo, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn lên, từ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành doanh nghiệp lớn; tích cực tham gia xây dựng thể chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà chính doanh nghiệp đang gặp phải; khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước như tài nguyên khoáng sản, đất đai, lịch sử, văn hoá, đặc biệt là tài nguyên trí tuệ con người; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ, thu hút tài chính, khoa học quản lý; đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu; đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tham gia vào quá trình xoá đói, giảm nghèo, phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở xã hội cho người trẻ, người có khó khăn, thu nhập thấp… Về phía Chính phủ và các bộ, ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa để đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành và thể chế hoá các chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện, trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa 3 đột phá chiến lược, trong đó, đột phá về hoàn thiện thể chế, để khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển, cắt bỏ mọi thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, xoá bỏ cơ chế xin - cho, giảm phiền hà, tham nhũng vặt; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra…, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo thực hiện. Thủ tướng đề nghị tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng, bao gồm hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, y tế, giáo dục…, nhằm tạo không gian phát triển mới, giá trị gia tăng, tạo công ăn việc làm, thông qua đó phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư, có chính sách visa thông thoáng, khai thác các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới, nhất là thị trường Trung Đông, châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ…; tập trung xây dựng các thương hiệu quốc gia, trên cơ sở đó làm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo. Thủ tướng yêu cầu không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự; giữ ổn định lãi suất, tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp; điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá chủ động, tích cực, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh đầu tư công, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp, người dân; tiếp tục nghiêm cứu giảm thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp như thuế giá trị gia tăng, thuế thuê đất, phí quản lý tài nguyên. Nhấn mạnh, chính quyền các cấp phải kiến tạo, lắng nghe, tiếp thu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khuyến khích, động viên doanh nghiệp phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp rà soát, xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp; coi công việc của doanh nghiệp như công việc của chính mình. Ủng hộ việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả; giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện. Với tinh thần khẩn trương, “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó”, “phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm”, “cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển”, “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ; hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp”, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các chủ thể phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc để kết hợp với sức mạnh thời đại, giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.- Từ khóa :
- thủ tướng
- chính phủ
- doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp nhỏ và vừa
15:17' - 27/02/2025
Sau các hội nghị với 19 tập đoàn, tổng công ty lớn, các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, chiều 27/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo
12:44' - 27/02/2025
Chỉ tiêu nhà ở xã hội các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025 - 2030 là 995.445 căn hộ. Trong đó năm 2025 là 100.275 căn hộ, năm 2026 là 116.347 căn hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng New Zealand
20:31' - 26/02/2025
Chiều 26/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14' - 16/04/2025
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57' - 16/04/2025
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.