Thủ tướng: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội ngay từ cơ sở
Sáng 24/3, chủ trì Hội nghị về đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc và phụ cận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện các giải pháp ngay từ cơ sở theo phương châm "bốn tại chỗ".
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Bắc và phụ cận.
Theo Đại tướng Lương Tam Quang, thời gian qua, quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an ninh trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, với vai trò nòng cốt, lực lượng Công an đã phối hợp chặt chẽ cùng các ban, bộ, ngành, địa phương chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động chống phá nhằm gây mất an ninh, trật tự của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; tạo điều kiện, môi trường an ninh, an toàn phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt của người dân các tỉnh Tây Bắc và phụ cận.
Chính phủ tổ chức Hội nghị này nhằm thống nhất nhận thức, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với nhiệm vụ, giải pháp mang tính chất "đột phá", tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, "điểm nghẽn" để phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, không để bị động, đột xuất, bất ngờ, không để xảy ra các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã báo cáo khái quát về tình hình công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; các kết quả đã đạt được, chỉ ra hạn chế, khó khăn, nguyên nhân và nguy cơ, yếu tố tiềm ẩn gây mất an ninh, trật tự, xác định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tây Bắc và phụ cận thời gian tới.
Các đại biểu đều thống nhất đánh giá, thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, đề án để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực Tây Bắc và phụ cận. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận, đề án trên đã tạo chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giữ vững an ninh, trật tự địa bàn này. Các đại biểu đều thống nhất tư tưởng, nhận thức, hành động để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn này trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thủ tướng khẳng định, Tây Bắc và phụ cận là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái, đối ngoại, là địa bàn "phên dậu", "cửa ngõ" phía Bắc của đất nước, gắn liền với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm rất lớn và đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Bắc và phụ cận như: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW...
Tuy vậy, việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc vẫn còn những tồn tại, hạn chế…
Để khắc phục triệt những tồn tại, hạn chế và có nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tạo nền tảng vững chắc để phát triển Tây Bắc tương xứng với tiềm năng, lợi thế, củng cố bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng khu vực Tây Bắc và phụ cận, Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương xác định đảm bảo an ninh, trật tự là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và sức mạnh của toàn dân, trong đó người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm chính, toàn diện, trước hết.
Trên tinh thần "tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đấy, chỉ bàn làm không bàn lùi, phân công rõ người, rõ việc, rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả và rõ thẩm quyền; phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, có báo cáo, tổng kết, đánh giá", Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, xuyên suốt, trong đó phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; thực hiện ngay từ cơ sở theo phương châm "bốn tại chỗ", đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng.
Thủ tướng nhấn mạnh, các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, tôn giáo; thực hiệ chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo việc làm, giải quyết mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân; thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, tạo nền tảng vững chắc trong phòng ngừa xã hội, loại trừ, xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện, yếu tố mà những thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng.
Trước mắt, trong năm 2025, Thủ tướng giao hoàn thành 9 nhiệm vụ lớn, trọng tâm chủ yếu về chăm lo, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đối với các bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở, xong trong tháng 6/2025.
Các bộ, ngành, địa phương tập trung hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", với tinh thần "ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều", xong trong năm 2025.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tập trung hướng dẫn UBND các tỉnh Tây Bắc và phụ cận việc cấp đất, giấy tờ về đất, sử dụng đất cho người dân, xong trong năm 2025.
UBND các tỉnh Tây Bắc và phụ cận tiếp tục tập trung đầu tư, xây dựng các dải sản phẩm OCOP, bảo đảm theo các tiêu chí Thủ tướng chỉ đạo. Bộ Y tế chủ trì xây dựng Đề án về chăm lo sức khỏe cho người đồng bào dân tộc thiểu số, xong trong tháng 6/2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian xây dựng 3 năm, tính từ tháng 3/2025.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Đề án khôi phục, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, xong trong năm 2025.
Thủ tướng giao Tập đoàn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Viẹt Nam (EVN) có Đề án xóa "vùng lõm" về điện, sóng điện thoại, xong trong tháng 9/2025.
UBND các tỉnh Tây Bắc và phụ cận chủ động đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông ở địa phương, đảm bảo tất cả người dân có nước sạch sử dụng. Quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vưỡng mắc thì báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo tháo gỡ, khơi thông.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định phát huy tinh thần Tây Sơn thượng võ, vươn lên phát triển
20:28' - 22/03/2025
Chiều 22/3/2025, tại thành phố Quy Nhơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Định về tình hình phát triển kinh tế xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Bình Định
18:33' - 22/03/2025
Chiều 22/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự khánh thành đập dâng Phú Phong và kiểm tra thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng thành điểm đột phá tại miền núi Tây Bắc
12:18' - 05/03/2025
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu đến năm 2045 vừa được Bộ Xây dựng thẩm định, đóng vai trò là điểm đột phá kinh tế của khu vực miền núi Tây Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên góp phần quan trọng truyền tải điện các nhà máy khu vực Tây Bắc
10:53' - 05/03/2025
Ngày 5/3 tại Phú Thọ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 1 tổ chức Lễ triển khai thi công công trình đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Phú Thọ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 3-9/5/2025
18:07'
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng nổi bật tuần từ 3-9/5/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhất trí đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình cấp 4E
17:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
17:30'
Chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 45.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga
17:18'
Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VX: Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện
15:42'
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) cho rằng việc tăng giá bán điện là cần thiết để tái đầu tư, phát triển ngành điện, phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bộ Công an vào cuộc điều tra việc cấp mỏ vật liệu tại các địa phương
15:03'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung huy động cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành giải phóng mặt bằng các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất áp dụng biện pháp mạnh nếu người nổi tiếng cố tình quảng cáo sai sự thật
15:02'
Sáng 10/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần chính sách hỗ trợ kịp thời để giữ đà tăng trưởng khi tăng giá điện
14:42'
Từ hôm nay 10/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 2.103,11 đồng lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị bãi bỏ quy định về công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa
13:51'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, sáng 10/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.