Thủ tướng: Khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chiều 10/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID19. Sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, ý kiến của các Phó Thủ tướng, đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, ghi nhận sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh 3 tháng vừa qua. Xã hội đã trở lại trạng thái bình thường mới, không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng; 95% số người nhiễm bệnh đã khỏi bệnh, không có ca nhiễm bệnh tử vong; thực hiện 55 chuyến bay đưa công dân Việt Nam nước ngoài về nước an toàn...
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, đang bùng phát dữ dội ở nhiều nơi trên thế giới. Các cơ quan chức năng như y tế, quân đội, công an... cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với điều kiện mới; không để xảy ra lây lan trong cộng đồng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, nhất là tại các tuyến đường mòn, lối mở, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh không đúng quy định...
Hiện nhu cầu nhập cảnh Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, chuyên gia, lưu học sinh nước ngoài... đang tăng rất mạnh.
Quan điểm của Chính phủ là tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng và thiết thực này theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, cách ly trong nước.
Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp chặt chẽ Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế; chỉ đạo Vietnam Airlines khẩn trương tổ chức đưa số công dân Việt Nam tại Guinea Xích đạo về nước trong thời gian sớm nhất.
Kết luận nêu rõ, tiếp tục thực hiện kịp thời việc cho phép nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh và sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được nhập cảnh Việt Nam; cho phép người thân (cha, mẹ, vợ chồng, con) của các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, chuyên gia được phép nhập cảnh vào Việt Nam; thực hiện xét nghiệm nhanh, cách ly phù hợp đối với từng loại đối tượng nhập cảnh, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp đối với các đối tượng nhập cảnh.
Bộ Công an tiếp tục chuẩn hóa quy trình, thủ tục đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch của Bộ Y tế và phù hợp với các đối tượng nhập cảnh.
Về cách ly y tế, Bộ Y tế; Bộ Quốc phòng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp chặt chẽ, phân công cụ thể tổ chức mở rộng cách ly tập trung thêm ít nhất 10.000 chỗ.
Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đầu mối quản lý cách ly, kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly, kể cả cách ly tại các cơ sở lưu trú, khu cách ly dân sự.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Hà Nội; UBND Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế danh sách các cơ sở lưu trú được huy động làm cơ sở cách ly dân sự, kể cả dùng để cách ly các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao nhập cảnh.
UBND thành phố Hà Nội; UBND Thành phố Hồ Chí Minh sớm có biện pháp sẵn sàng tiếp nhận, hỗ trợ thực hiện việc cách ly trên địa bàn. Bộ Y tế có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở tài khoản tiếp nhận kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác cách ly tập trung.
Liên quan đến việc mở các chuyến bay quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc; tần suất, điều kiện vận chuyển hành khách giữa hai nước sẽ do nhà chức trách hàng không Việt Nam và Trung Quốc thống nhất.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan làm việc với các nước về tăng các chuyến bay cứu hộ, mở các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các nước; tổ chức đón công dân Việt Nam tại các điểm trung chuyến lớn các chuyến bay quốc tế, trong đó có các điểm như Seoul (Hàn Quốc); Tokyo (Nhật Bản); Đài Loan, Quảng Châu (Trung Quốc); Viêng Chăn (Lào); Phnôm Pênh (Campuchia). Bộ Ngoại giao thông tin cho công dân Việt Nam ở nước ngoài các điểm trung chuyển đón công dân về nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, đặc biệt các trường có liên kết đào tạo với nước ngoài, chất lượng cao để có phương án tiếp nhận học sinh, sinh viên về học tại Việt Nam khi có nhu cầu; thực hiện việc đón học sinh, sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam, ưu tiên từ Lào, Campuchia.
Các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí tiếp tục việc thông tin, truyền thông về việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước và cho phép các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao nhập cảnh làm việc tại Việt Nam với phương thức cách ly phù hợp, linh hoạt, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương chỉ đạo, đưa nhanh công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nhu cầu của các quốc gia, nhất là những nước có kết quả tốt trong phòng, chống dịch COVID-19.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể hóa kết luận của Thủ tướng Chính phủ, tích cực xử lý các vấn đề phát sinh về việc đón công dân Việt Nam ở nước ngoài, tiếp nhận các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao vào Việt Nam làm việc.
Tổ 4 cơ quan (Ngoại giao; Quốc phòng; Y tế; Giao thông Vận tải) tiếp tục chỉ đạo giải quyết nhanh, thuận lợi, công khai việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, đưa công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ Y tế có văn bản đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc đầu tư cơ sở sản xuất vắc-xin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2; đồng thời khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết, không để lây lan rộng.
Các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tập trung chỉ đạo kích cầu mạnh mẽ du lịch, thương mại; tiếp tục mở rộng, củng cố việc làm việc, học tập, khám chữa bệnh... trực tuyến. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung chỉ đạo thực hiện gói an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp (62.000 tỷ và 16.000 tỷ) bảo đảm đến nhanh người lao động và doanh nghiệp khó khăn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại Ninh Bình
12:45' - 12/07/2020
Sáng 12/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp
13:30' - 11/07/2020
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.